Cho tới nay không chỉ những tục lệ mà cả những câu chuyện về bùa ngải của người Mnông vẫn là bí ẩn với những nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh.
Hàng trăm năm qua, câu chuyện bùa ngải của đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên, đặc biệt là bùa ngải của người Mnông ở Đắk Lắk luôn là điều bí ẩn lôi cuốn sự hiếu kì cũng như nỗi khiếp sợ của không ít người miền xuôi.
Có những lời đồn rằng người đàn ông nào bị cô gái miền sơn cước đem lòng yêu thương sẽ bị thư ếm quên hết chuyện phố thị và người thân, từ đây sẽ cam tâm tình nguyện sống cùng sơn nữ đến suốt đời suốt kiếp. Lại cũng có lời đồn nếu kẻ nào dại dột làm phật lòng người vùng cao sẽ bị trù ếm đau bệnh triền miên không thầy thuốc nào chữa được và sau cùng thì… chết đau chết đớn!
Đâu là sự thật của chuyện bùa ngải, thư ếm này?
Cơn ác mộng giữa rừng già
Năm nay ngoài 60 tuổi, ông Lê Hoàng Bá ở phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM có rất nhiều câu chuyện liên quan đến bùa ngải của tộc người vùng cao.
Ông Bá kể thời trai trẻ ông là dân “làm rừng”, địa bàn hoạt động của ông thời bấy giờ tại khu vực hồ Lắk (nay thuộc huyện Lắk, Đắk Lắk ), nơi có rất đông người M’nông sinh sống. Ông Bá kể: “Hồi đó tôi nghe rất nhiều điều bí hiểm về chuyện bùa ngải của tộc người M’nông.
Ông Bá kể thời trai trẻ ông là dân “làm rừng”, địa bàn hoạt động của ông thời bấy giờ tại khu vực hồ Lắk (nay thuộc huyện Lắk, Đắk Lắk ), nơi có rất đông người M’nông sinh sống. Ông Bá kể: “Hồi đó tôi nghe rất nhiều điều bí hiểm về chuyện bùa ngải của tộc người M’nông.
Dân làm rừng đi trước căn dặn lớp người đến sau rằng trong quá trình sinh sống, làm việc với người dân bản xứ hãy sống thật lòng, đừng gian dối làm họ giận hay phiền lòng.
Bởi người M’nông khi đã quý một ai đó rồi thì sống hết mình nhưng lúc tức giận họ sẽ trị thẳng tay kẻ tà gian bằng những cách thư ếm cho đến chết.
Bản thân tôi từng chứng kiến anh bạn tên Hoàng vì lừa tình con gái một ông thầy cúng ở làng, để rồi đang khỏe như bò mộng anh này bỗng đổ bệnh, bụng phình to và chết thảm dù đã đi khắp nới để chữa trị”…
Bản thân tôi từng chứng kiến anh bạn tên Hoàng vì lừa tình con gái một ông thầy cúng ở làng, để rồi đang khỏe như bò mộng anh này bỗng đổ bệnh, bụng phình to và chết thảm dù đã đi khắp nới để chữa trị”…
Rộng hơn 500ha, hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 60 km. Nơi này vào thập niên 50 từng là địa điểm thường xuyên lui tới săn bắn của vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn. Quanh hồ có buôn Jun và buôn M’liêng (thị trấn Lạc Thiện, huyện Lắk) là hai buôn cổ của tộc người M’nông.
Khi đến hồ nước khổng lồ nằm trên núi cao này, tại buôn Jun, chúng tôi tìm hỏi những người làng về chuyện ếm ngải, trong khi các chàng trai cô gái bản xứ tỏ ra lạ lẫm thì những cụ già lại rất rành rẽ.
Khi đến hồ nước khổng lồ nằm trên núi cao này, tại buôn Jun, chúng tôi tìm hỏi những người làng về chuyện ếm ngải, trong khi các chàng trai cô gái bản xứ tỏ ra lạ lẫm thì những cụ già lại rất rành rẽ.
Một cụ bà tên H’Rung, gương mặt có ngàn nếp nhăn dè dặt nói: Một người “có ngải ma” có thể làm cho người mà anh ta bực tức, hận ghét đang khỏe mạnh đau bệnh không rõ lý do với bụng sưng to, đầu đau nhức, ăn không được, ngủ không được…
Cũng theo cụ H’Rung, có người bị ếm ngải sợ ánh sáng, lúc nào cũng thấy lạnh, cũng thấy ma quỷ quanh mình và sau một thời gian dài bị hành xác chẳng ai chữa trị được, người bị thư ếm sẽ chết trong đau đớn! Vì tin chuyện thư ếm bùa ngải mà khi đau ốm, người bệnh hay thân nhân chỉ biết cậy nhờ thầy cúng ở làng làm lễ trục xuất bệnh tật ra khỏi cơ thể bằng phép thuật.
Thường thì thầy cúng sẽ kết thúc buổi chữa bệnh bằng cách kê miệng vào những chỗ đau cắn hút chất độc ra ngoài. Cụ H’Rung kể ngày trước từng thấy thầy cúng hút từ bụng người chị gái đã khuất của mình là H’Sek nào là xương cá, hòn đá, nhúm lông, chùm tóc rối…
Cũng theo cụ H’Rung, có người bị ếm ngải sợ ánh sáng, lúc nào cũng thấy lạnh, cũng thấy ma quỷ quanh mình và sau một thời gian dài bị hành xác chẳng ai chữa trị được, người bị thư ếm sẽ chết trong đau đớn! Vì tin chuyện thư ếm bùa ngải mà khi đau ốm, người bệnh hay thân nhân chỉ biết cậy nhờ thầy cúng ở làng làm lễ trục xuất bệnh tật ra khỏi cơ thể bằng phép thuật.
Thường thì thầy cúng sẽ kết thúc buổi chữa bệnh bằng cách kê miệng vào những chỗ đau cắn hút chất độc ra ngoài. Cụ H’Rung kể ngày trước từng thấy thầy cúng hút từ bụng người chị gái đã khuất của mình là H’Sek nào là xương cá, hòn đá, nhúm lông, chùm tóc rối…
Hình phạt tàn khốc
Ảnh minh họa
|
Hình phạt dành cho hai loại “tội” sử dụng bùa ngải của người Mnông này rất nghiêm khắc, có khi phải “mạng đền mạng”. Trong luật tục M’nông, đoạn trị tội thư ếm bằng bùa ngải, nói rõ điều này: “Nuôi ngải giống như ma lai/ Nó nuôi ngải để giết buôn làng/ Bị ngải tro bếp người ta đau bụng/ Bị ngải nhọ bị u bị nhọt/ Bị ngải đang chết ngay tại chỗ/ Người nuôi ma ngải chính là ma lai/ Dân làng bị chết đổ thừa cho nó/ Bắt vợ con nó đền mạng người”.
Từ đoạn luật tục này, mới thấy góc nhìn của người M’nông ngày trước quá đỗi hà khắc, nặng nề về thứ được gọi là… bùa ngải. Theo đó, bùa ngải được phân thành nhiều loại, có loại chỉ gây đau bụng, có loại gây u nhọt và có loại gây chết người…
Nhưng đã là bùa ngải thì loại gì hay sử dụng vào mục đích nào đi nữa kẻ nuôi ma ngải nếu bị phát hiện sẽ bị kết tội không khác gì ma lai. Lúc này, cái giá mà người nuôi ngải phải trả rất khủng khiếp, không chỉ với bản thân người đó mà còn với cả những người thân thích. Câu nói: “Bắt vợ con nó đền mạng người” là minh chứng cho điều đó!
Với những kẻ dùng bùa ngải gây bệnh rồi lại dùng ngải để chữa bệnh, luật tục M’nông cũng chỉ rõ tội danh ấy và hình thức xử phạt: “Nuôi ngải chữa bệnh cũng có tội/ Chính nó làm, lại bảo nó chữa/ Phải phạt nặng bằng ché, bằng trâu/ Buôn làng bị chết nó phải chịu tội/ Chết một người đền một voi”.
Nhưng đã là bùa ngải thì loại gì hay sử dụng vào mục đích nào đi nữa kẻ nuôi ma ngải nếu bị phát hiện sẽ bị kết tội không khác gì ma lai. Lúc này, cái giá mà người nuôi ngải phải trả rất khủng khiếp, không chỉ với bản thân người đó mà còn với cả những người thân thích. Câu nói: “Bắt vợ con nó đền mạng người” là minh chứng cho điều đó!
Với những kẻ dùng bùa ngải gây bệnh rồi lại dùng ngải để chữa bệnh, luật tục M’nông cũng chỉ rõ tội danh ấy và hình thức xử phạt: “Nuôi ngải chữa bệnh cũng có tội/ Chính nó làm, lại bảo nó chữa/ Phải phạt nặng bằng ché, bằng trâu/ Buôn làng bị chết nó phải chịu tội/ Chết một người đền một voi”.
Xử một người dùng bùa ngải thư yếm người khác là việc hệ trọng gắn liền với sự sống của một người, có khi nhiều người nên để tránh việc ai đó bị kết tội oan, luật tục M’nông chỉ dẫn cách “thử ma”, “thử ngải” để kẻ bị kết tội tâm phục khẩu phục. Việc xác định một người có bùa ngải tương tự cách thức thử một người có ma lai.
Đó là thử bằng cách đổ chì. Già Y Gong, ở buôn M’liêng cho biết việc đổ chì này chỉ được áp dụng khi không tìm được chứng cứ để buộc tội. Để tiến hành việc đổ chì, trước tiên chủ làng sẽ nấu chảy chì rồi đổ vào một thanh tre được chẻ đôi có khoét các mắt tre và để nghiêng góc 45 độ trước cửa nhà người bị tình nghi có ngải ma. Nếu chì chảy tuột một mạch thì người đó vô can, bằng không chì đang chảy bỗng “dậm chân tại chỗ” hay đông lại tạo thành các gai nhọn thì anh ta sẽ bị kết tội.
Đó là thử bằng cách đổ chì. Già Y Gong, ở buôn M’liêng cho biết việc đổ chì này chỉ được áp dụng khi không tìm được chứng cứ để buộc tội. Để tiến hành việc đổ chì, trước tiên chủ làng sẽ nấu chảy chì rồi đổ vào một thanh tre được chẻ đôi có khoét các mắt tre và để nghiêng góc 45 độ trước cửa nhà người bị tình nghi có ngải ma. Nếu chì chảy tuột một mạch thì người đó vô can, bằng không chì đang chảy bỗng “dậm chân tại chỗ” hay đông lại tạo thành các gai nhọn thì anh ta sẽ bị kết tội.
Vén màn bí mật
Trong quá trình ghi nhận thực hư chuyện bùa ngải M’nông, những gì chúng tôi đã góp nhặt được là không ít chuyện rợn người về cơn ác mộng trấn yểm, trù ếm của những người miền xuôi giống như ông Bá khi họ đến làm việc, sinh sống tại vùng cao. Có người kể từng chứng kiến người quen, người thân bỗng dưng bị những chứng bệnh chữa hoài không hết, mà diễn biến bệnh tật mỗi ngày một nặng nề, cơ thể sưng phù, người lở loét, bụng phình to, mắt vàng…
Tuy nhiên theo tiết lộ của ông Bá, những trường hợp đó, người bệnh và người làng cho rằng bị bỏ bùa ngải nhưng sau này ông mới biết người ta bị như thế có thể là do trúng độc. Bên cạnh đó, cuộc sống nơi rừng sâu nước độc lại thiếu kiến thức gìn giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống đã khiến người M’nông ngày trước mắc nhiều bệnh tật, thông thường là các bệnh sốt rét, kiết lị, tiêu chảy, ghẻ lở, bệnh hủi (phong cùi), đậu mùa, trái rạ…
Khi mắc phải những chứng bệnh này, người ta sợ lắm, cứ nghĩ mình bị ai đó thư ếm bỏ bùa ngải chứ không biết được rằng những chứng bệnh ấy do ăn uống, sinh hoạt mất vệ sinh và do vius mang mầm bệnh xâm nhập.
Tuy nhiên theo tiết lộ của ông Bá, những trường hợp đó, người bệnh và người làng cho rằng bị bỏ bùa ngải nhưng sau này ông mới biết người ta bị như thế có thể là do trúng độc. Bên cạnh đó, cuộc sống nơi rừng sâu nước độc lại thiếu kiến thức gìn giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống đã khiến người M’nông ngày trước mắc nhiều bệnh tật, thông thường là các bệnh sốt rét, kiết lị, tiêu chảy, ghẻ lở, bệnh hủi (phong cùi), đậu mùa, trái rạ…
Khi mắc phải những chứng bệnh này, người ta sợ lắm, cứ nghĩ mình bị ai đó thư ếm bỏ bùa ngải chứ không biết được rằng những chứng bệnh ấy do ăn uống, sinh hoạt mất vệ sinh và do vius mang mầm bệnh xâm nhập.
Theo ông Bá, giống như các tộc người vùng cao khác, các vị thầy cúng, thầy phù thủy trong cộng đồng người M’nông nắm nhiều công thức “tạo chất độc” mà khi bực tức hay muốn hãm hại ai đó họ chỉ cần sử dụng chất độc này. Hẳn nhiên kẻ bị “thuốc” ấy sẽ rơi vào bi kịch bị bệnh tật hành hạ và vô phương cứu chữa.
Ông Bá lý giải: “Chất độc được lấy từ mủ một số loại cây rừng và mủ trên da đầu con cóc, hoặc rắn độc, nấm độc… sau khi được hòa lẫn vào với nhau, thứ độc này có màu đen như hắc ín (dầu hắc). Chỉ cần ai đó ăn uống có dính độc xem như xong đời vì chẳng ai biết cách hóa giải độc tố ngoài người đã tạo ra nó”.
Ông Bá lý giải: “Chất độc được lấy từ mủ một số loại cây rừng và mủ trên da đầu con cóc, hoặc rắn độc, nấm độc… sau khi được hòa lẫn vào với nhau, thứ độc này có màu đen như hắc ín (dầu hắc). Chỉ cần ai đó ăn uống có dính độc xem như xong đời vì chẳng ai biết cách hóa giải độc tố ngoài người đã tạo ra nó”.
Còn với những người dân tộc M’nông như anh Y Đel, 32 tuổi, ngụ buôn M’liêng cũng đã có những suy nghĩ khác. Anh kể, khi nghe những người già kể chuyện thư ếm bằng bùa ngải, anh bán tín bán nghi và dốc hết sức tìm hiểu. Hiểu rồi anh mới phát hiện đó là màn gian xảo của những thầy cúng, thầy bùa. Để rồi khi con bệnh nhờ cứu chữa, “ông thầy” này còn bày vẽ chuyện cúng ma cúng thần, diễn những chiêu bùa phép ma mị như hút lấy chất này chất kia ra khỏi cơ thể người bệnh bằng tiểu xảo… ngậm từ nước.
Kết thúc màn chữa trị, “thầy” cho người bệnh uống nước phép được hòa thuốc giải độc. Đang đau đớn, nay hết bệnh “nhờ” thầy, người bệnh và dân làng tin ông ta tài giỏi chứ nào biết đó chỉ là… màn diễn!
Kết thúc màn chữa trị, “thầy” cho người bệnh uống nước phép được hòa thuốc giải độc. Đang đau đớn, nay hết bệnh “nhờ” thầy, người bệnh và dân làng tin ông ta tài giỏi chứ nào biết đó chỉ là… màn diễn!
Bao mùa lá rụng đi qua, bao đời người ngủ yên giữa núi rừng ngút ngàn, theo thời gian những luồng sáng văn hóa đã dần phủ sóng các buôn làng M’nông. Giờ đây chuyện thư ếm, bùa ngải chỉ còn tồn tại lại trong ký ức của những người già và một bộ phận người đồng bằng thiếu hiểu biết, thích tin chuyện quỷ ma, bùa chú mà thôi.
ST
Đăng nhận xét