Người thông linh giải bày chuyện nhân quả: Nợ gì hoàn nấy, tha thứ sẽ tốt hơn

Tinh Hoa TV
Khi nghiên cứu về kiếp trước kiếp này, phần đông đều quen thuộc với phương pháp thôi miên. Tuy nhiên, với những người có khả năng thông linh, nhìn thấu vị lai, thì họ lại có thể giúp bạn tường tận mọi điều về luân hồi nhiều kiếp.

Nhà thông linh Thái Linh Cơ, sau mười mấy năm kể từ khi bất ngờ phát hiện ra năng lực của mình, đã hiệp trợ chính phủ Đài Loan điều tra và giải quyết Hiểu Yến án. Trong những năm gần đây, bà thông qua phương thức tọa đàm đã trợ giúp rất nhiều người giải quyết rắc rối trong cuộc sống, hôn nhân, sự nghiệp, giúp họ coi xét lại bản thân, đối mặt thực tại, cũng đã thu được tác dụng ban đầu.

Nhân quả luân hồi chính là điều công bằng nhất trong vũ trụ.

Tiếp nhận thông tin từ linh giới mà hiểu chuyện nhân quả


“Tôi muốn biết chuyện nhân quả với tiên sinh đây”, một người phụ nữ chừng 40 tuổi, chỉ vào tấm hình người đàn ông và đặt câu hỏi cho Thái Linh Cơ trong một buổi tọa đàm. Linh Cơ nhắm mắt lại, thu thập thông tin, ngón tay không tự chủ mà đong đưa nhẹ, không lâu sau, bà kể lại câu chuyện năm xưa:

“Tôi nhìn thấy một trạm y tế thuộc binh đoàn dã chiến, khi đó bà là một y tá, còn tiên sinh đây là thương binh, thân thể bị thương của ông lúc đó nằm chắn ngay lối đi, chính là lối mà xe đẩy của vị y tá thường xuyên qua lại. Do không đủ giường bệnh nên người ta chỉ còn cách đặt người thương binh ở đó, vết thương có vẻ cũng không nhẹ nên anh ta không có chút sức lực nào để di chuyển thân mình.

Vị y tá nảy ra ý xấu, bèn cặp nách người thương binh nâng lên, nhẹ nhàng lôi anh ta đến chỗ vắng vẻ, không ai trông thấy, bèn bỏ mặc anh ta ở nơi đó. Vì không ai chăm sóc nên người thương binh đã tử vong. Đó là gieo nhân ác, sai lầm phạm phải này há chẳng phải là không phù hợp lẽ thường?

Bà là y tá, có nhiệm vụ cứu người, vậy mà không tìm cách giúp đỡ anh ta, lại còn thấy chết không cứu, bà không chỉ thiếu nợ vị tiên sinh này, mà tôi nghĩ kiếp này sự nghiệp cũng không được như ý”.

“Vị tiên sinh ấy đã qua đời, để lại hai đứa con muốn tôi chăm sóc lo lắng cho chúng, công việc của tôi đúng là không được như ý”, người phụ nữ dường như tự nói về cảnh ngộ bản thân.

Linh Cơ nhớ lại, trong một buổi nói chuyện về nhân quả, không ít ví dụ về các trường hợp chết trẻ, người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh. Đó cũng là vì cha mẹ đời trước vì mắc nợ con cái, nên đời này con cái tự nhiên không có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ.

Cũng có trường hợp, em gái mắc nợ anh trai, nên người anh qua đời sớm, thế là người em tự nhiên phải đảm đương nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ. Đương nhiên, cũng có nhiều trường hợp khác liên quan đến nhân quả luân hồi để trả nợ. Chuyện của người phụ nữ vừa kể trên cũng là một trong số đó.

Cuộc đời bạn tất cả đều được lưu giữ trong “Chiếc hộp bí mật”


Linh Cơ nhấn mạnh, không chỉ người một nhà mới có quan hệ nhân quả, bạn bè thường xuyên qua lại thì có thể kiếp trước từng chung sống, từng biết nhau, nên đời này có quan hệ nào đó, đôi bên tác động qua lại, căn cứ theo sự khác biệt trong mối quan hệ của quá khứ mà định ra quan hệ thân sơ, tốt xấu ở hiện tại.

Điều quan trọng là, phần lớn đều không có cách nào đoán được mối quan hệ tác động qua lại trong kiếp này, hay cái ‘quả’ mà kiếp này nhận được, vậy nên “trân quý nhân duyên chung sống giữa người với người” là điều rất trọng yếu.

Linh Cơ đặc biệt giải thích, đừng tưởng rằng việc nhân quả chỉ là chuyện kiếp trước, mà còn có thể là chuyện của 2 kiếp hoặc 10 kiếp luân hồi. Song song đó, tiến trình nhân quả cũng không phải là phát sinh ngay từ ban đầu, thông thường là phải đợi đến khi thời cơ đến thì sự việc mới tái diễn, từ đó tiến nhập vào mối quan hệ chủ nợ và người mang nợ.

Địa điểm phát sinh món nợ kiếp trước cũng không nhất thiết là ở Đài Loan mà có thể từng xảy ra ở một quốc gia khác. Đặc biệt nhất định phải chú ý, khi gặp sự việc khiến tâm niệm khởi lên thì cũng có thể đó là do ảnh hưởng của nhân quả, tất cả đều được ghi lại trong nhật ký sinh hoạt ở “chiếc hộp bí mật”. Một khi nhắm mắt trở lại linh giới thì chỉ cần một động tác, tất cả ghi chép trong chiếc hộp này đều được mở ra, người ta theo đó mà tường tận chuyện cũ.

Đương nhiên, chiếc hộp bí mật của mỗi cá nhân đều được liên kết với thiết bị siêu cấp của thiên thượng, thuận tiện cho việc xử lý tức thời các dữ liệu, theo đó an bài kiếp sau của từng người nhanh chóng phi thường.

Linh Cơ cũng biểu thị rằng, mô thức vận tác cơ bản của nhân quả là có nguyên tắc, bất di bất dịch, nhân nào thì quả đó. Tuyệt nhiên không có việc đem hết thảy thiện ác của cả một đời này mà thêm bớt làm thành một quả duy nhất cho đời sau, cũng không thể lấy công lập được vào đời sau này để bù đắp nợ quá khứ (trừ phi chủ nợ chịu tha thứ, không muốn đòi nợ nữa, khi đó ông trời sẽ định đoạt, người mang nợ sẽ bị trời phạt hoặc số gặp kiếp nạn, đến lúc đó mới có cơ hội công tội bù trừ).

Về thuyết pháp niệm kinh hồi hướng cấp công đức cho người đã khuất, Linh Cơ nhấn mạnh, suốt hơn mười năm dùng năng lực thông linh để phụng sự thế gian, bà chưa từng chứng kiến việc đó.

Cá tính ảnh hưởng đến vận mệnh, ông trời chiếu cố người tốt


Ngoại trừ thuyết “người nào quả nấy”, Linh Cơ cũng nói về khái niệm “vào trước ra trước”, nếu như không có tình huống đặc thù thì việc nhân quả sẽ được tiến hành theo thứ tự trước sau, cái gì phát sinh trước thì giải quyết trước, cái gì phát sinh sau thì giải quyết sau. Bởi vì mỗi kiếp nhân sinh lại tạo ra thêm cái nhân mới, nên kiếp sau lại có quả mới.

Đương nhiên, cũng có người tích lũy nhân qua nhiều đời, nhất định phải đợi đến kiếp này khi điều kiện thích hợp, nhân duyên chín muồi, thì quả mới có thể xuất hiện, ông trời nhất định sẽ cấp cho mỗi người kết quả hợp lý công bình. Bởi vì chủ nợ có quyền ưu tiên tuyệt đối trước người hành ác, nên thông thường sẽ được ưu tiên chọn cách thức xử lý ác nhân. Cũng có thể, tại một kiếp nào đó, người mang nợ cùng lúc trả nhiều mối nợ nghiệp. Đó cũng là hy vọng thế nhân có thể “trước đắng sau ngọt”, sớm trả hết oán nghiệp.

Trong nhân quả luân hồi, “thái độ” vô cùng trọng yếu, Linh Cơ nói rằng người có tâm muốn hoàn trả nợ nghiệp, tự nhiên có thể rút ngắn thời gian trả nợ, có thể trả xong nợ trước kì hạn.

Linh Cơ cũng đặc biệt nhắc nhở, chuyển thế nhân quả luân hồi cần phải đặc biệt chú ý vài điểm quan trọng, trong đó “cải biến tính cách” là việc cần thiết, bởi cá tính ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh. Cá tính bất lương thường thấy nhất ở người thường là tâm tham, thích so đo. Bà nhắc nhở rằng chớ ngại thay đổi tâm tính để tốt hơn, ví như lạc quan, có chí tiến thủ, khiêm tốn, bao dung, yêu thích làm việc thiện, làm hết trách nhiệm công việc được giao, giữ tâm theo luân thường đạo lý.

Về tác động của ngôn từ khiến người khác tổn thương cũng chớ nên xem nhẹ, bất kể điều gì cũng cần phải nhìn trước ngó sau, cẩn trọng trong lời nói lẫn hành động, việc làm không được thì không nên tùy ý mà hứa hẹn, thệ nguyện. Ngoài ra còn phải biết trân quý sinh mệnh, xem xét vấn đề từ nhiều góc độ, không ngừng học hỏi, cũng như phụng sự xã hội.

Đồng thời tu dưỡng trí tuệ giàu lòng trắc ẩn, không cản trở sự phát triển của người khác, đến phút lâm chung thì cần thật sự buông bỏ, hết thảy đều rất quan trọng. Lại nói thêm, nhớ rõ là bất kể sự việc gì đều có nhân quả, hết lòng hoàn thành cho tốt vai diễn trong mỗi kiếp nhân sinh, điều này so với việc nóng lòng mong đợi nhân quả báo ứng thì thiết thực và quan trọng hơn.

Loài người đầu thai vào thế tục để tu hành, với 5 trách nhiệm trọng đại được ông trời giao phó, đó là trả nợ, báo ân, học tập, khảo thí và phục vụ. Tâm ôm giữ thiện niệm, phát nguyện ước thể nghiệm, vô tư mà phó xuất, độ hóa ân oán tình thù, sẽ có thể hóa giải nợ nhân quả.

“Chúng ta sao lại phải chuyển thế làm người?”, “Phận sự của chúng ta trong kiếp này là gì”. Thái Linh Cơ trong lúc trợ giúp con người tìm về nhân quả kiếp trước, thường xuyên được hỏi về vấn đề này. Linh Cơ nói, nguyên nhân “chuyển thế làm người” kì thực rất giản đơn, hết thảy hội đủ trong 10 từ: Trả nợ, báo ân, học tập, khảo thí, phục vụ.

Một: Hoàn trả nợ nghiệp 


Khi đến đoạn ghi chép trong chiếc hộp bí mật xuất hiện vấn đề liên quan đến quan hệ vay trả, người trên thiên thượng sẽ cùng người vừa mới qua đời thảo luận việc xử lý. Nếu là chủ nợ, chỉ cần yêu cầu hợp lý, bạn có quyền quyết định cách thức đòi lại món nợ, còn nếu bạn là người mang nợ thì tất nhiên phải trả nợ. Việc đòi nợ cũng không được lấy quá đi.

Mắc nợ trả nợ chung quy có 3 loại, nợ mệnh, nợ tình và nợ tiền, nợ gì thì hoàn nấy.

Linh Cơ nói rằng, “nợ mệnh” là nghiêm trọng nhất, chủ yếu chính là muốn gây tổn thương thân thể hoặc lấy đi tính mệnh người ta. Nếu bạn tự do tước đi sinh mệnh người khác hoặc làm tổn hại danh dự người khác, thì đó được xem là nợ mệnh. Phần lớn trường hợp nợ mệnh thì tại kiếp sau phải bồi hoàn theo kiểu trở thành người “chăm sóc”, chính là phải chăm sóc thân thể người từng bị hại.

Con người mắc nợ điều gì đều phải tự mình hoàn trả.
“Nợ tình” thông thường khi phát sinh thì chủ nợ cùng con nợ vì giúp đỡ lẫn nhau mà nhận ra món nợ. Trót nợ tình thì kiếp sau đương nhiên phải dùng tình mà hoàn trả. Gây trở ngại cho con đường phát triển của người khác cũng thuộc về nợ tình, trong các tội nghiệp nhân quả nó xếp ở vị trí thứ ba. Theo đó, chủ nợ sẽ là người ngang tuổi hoặc nhỏ hơn, thực tế có thể được sắp xếp trong mối quan hệ vợ chồng, con cái mà người mang nợ sẽ gánh trách nhiệm giáo dục chăm sóc. Đối phương nếu như làm việc gì sai trái, thì nhắc nhở hoặc dạy bảo, đừng mong làm qua loa để cầu yên ổn, càng không được nuông chiều đối phương, nếu không thì kiếp sau đôi bên lại phải tương ngộ để bồi hoàn món nợ, tiếp nhận quả báo.

“Nợ tiền” so với các món nợ khác thì đơn giản hơn, thông thường thì chỉ liên quan đến tiền tài hoặc vật có giá trị tương đương món tiền mắc nợ. Phương thức hoàn trả cũng cực kì đơn giản. Nợ tiền thì hoàn trả bằng tiền, dĩ nhiên còn phải tính thêm chút ít lợi tức. Khi đó, người nợ tiền thông thường sẽ có thể kiếm được tiền nhưng lại không được dùng cho bản thân, bởi vì lợi nhuận hết thảy thu được đều là để trả nợ.

Linh Cơ đặc biệt nhắc nhở, chủ nợ khi đòi nợ thì bản thân cũng phải trả giá rất nhiều. Ví như nợ mệnh trả mệnh, kiếp sau thì thân thể của người đó có thể sẽ mang bệnh tật hoặc khiếm khuyết, người mang nợ chính lại là người xuất hiện để chăm sóc cả đời. Cho nên, bà luôn khích lệ chủ nợ học cách tha thứ, một khi chủ nợ từ bỏ ý định đòi nợ thì có thể sẽ không gặp lại địch nhân kiếp trước, cũng không vì để đòi nợ mà phải trả giá. Khi ấy, ông trời sẽ trừng phạt người mang nợ. Loại này chính là cái gọi là trời phạt hoặc kiếp nạn. Khi đó, ông trời sẽ áp dụng vài phương pháp, ví như để người mang nợ cảm thụ sự thống khổ mà chủ nợ từng nhận phải.

Hai: Có ân báo ân


Có ân báo ân, câu này nghe rất hợp lý, nhưng Linh Cơ cũng đưa ra lời nhắc nhở để cảnh tỉnh người đời, đó là mong mỏi việc chủ nợ có thể tha thứ cho người mang nợ, theo đó hy vọng thế nhân có thể thi ân không cầu báo.

Linh Cơ nói, đối phương không nhất định sẽ cảm thấy cảm kích, đơn cử một ví dụ đơn giản, khi bạn muốn cứu giúp một người đang muốn tự tử, mặc dù bạn có ý tốt, cũng biết chuyện nhân quả, “cứu một mạng người còn hơn xây 7 tháp chùa”. Tuy nhiên, người được cứu lại không hề có lòng cảm kích, thế nên làm sao có thể xuất được cái tâm muốn báo ân! Đương nhiên, ông trời vẫn xét rằng người này đã thọ ân của người ta dẫu cho người thi ân vốn không cần báo đáp.

Nếu như người thọ ân vào kiếp sau “có tâm muốn báo ân”, mà người thi ân cũng không mong hồi báo, thì trong tương lai theo lẽ thường thì người thọ ân lặp lại việc làm của người thi ân. Chẳng hạn, bạn trong quá khứ từng được cứu khi sắp chết đuối, thì ở kiếp này, rất có thể bạn sẽ học được kỹ năng bơi lội để sống sót, rồi gia nhập hiệp hội cứu nạn. Bạn cũng có thể bỏ tiền để quyên góp cho đoàn thể công ích này.

Còn nếu bạn là người “không muốn báo ân”, trước hết không được lấy làm mừng vì người thi ân không cầu báo đáp, lại còn tưởng rằng là do tự bản thân mình kiếm được, ông trời có thể sẽ an bài cho bạn trở thành nhân sĩ nổi danh tại địa phương, thường được các ban ngành đoàn thể đến kêu gọi quyên góp, vì giữ thể diện nên dẫu không muốn quyên góp thì cũng phải bỏ ra chút ít tiền để “hồi quỹ”.

Ba: Học tập


Ít trường hợp vì học tập mà chuyển thế làm người, loại này còn tính cả người tự sát, người vô tội mà lại cảm thấy áy náy, chuyển thế không cùng giới, hoặc bản thân người đó muốn đến để học tập.

Trong tội lỗi nhân quả, nghiêm trọng nhất là tự sát, không những mang theo thống khổ nghiệp bệnh khi đầu thai do hậu quả của tự sát, mà còn mang theo khúc mắc trong tâm khi chuyển thế. Ông trời nhất định sẽ an bài cho đương sự một lần nữa đối diện với vấn đề mà y đã cố tình trốn tránh trong quá khứ, cho đến khi anh ta hiểu ra rằng việc tự sát không thể giải quyết được vấn đề, như thế mới được tính là qua ải.

Về phần vô tội mà cảm thấy áy náy, loại chuyển thế này chiếm tỉ lệ cực cao. Ví như nói, bạn quen thân với một cô gái, cô gái này lại rất thích bạn, bạn cũng hiểu rõ tâm ý của cô ấy nhưng lại không đem lòng yêu, cũng chưa từng hứa hẹn, nên về sau bạn kết hôn với người khác. Cô gái thắt cổ tự vẫn, vậy hỏi rằng bạn có sai hay không? Linh Cơ nói rằng, theo nhân quả mà nói, đối với việc người con gái kia tự sát thì bạn vô can, nhưng ông trời biết rằng chỉ vì bạn mà cô gái kia rời đi, còn bạn lúc ấy cũng vì không kịp thời biểu thị thái độ nên cảm thấy áy náy.

Thế nên, dựa theo mối liên hệ này, bạn hy vọng khi đầu thai chuyển thế có thể độ hóa người con gái si tình kia, giúp cô thoát khỏi nỗi ám ảnh của việc tự sát. Người con gái không thể lại chấp vào tình cảm đơn phương. Như vậy, xét về phương diện tu hành, bạn đã có thể tăng thêm được vài phần phúc đức.

“Chuyển sinh không cùng giới”, hơn nửa phần là đến từ các giới khác, trong đó phần nhiều là động vật. Điều này khá thú vị, động vật khi chuyển thế sẽ mang theo phần lớn tập tính đặc thù, ví như thỏ chuyển thế thông thường sẽ nhát gan và hay khóc nhè; rắn chuyển sinh thì trong một đoạn thời gian sẽ không thích chỗ huyên náo; khổng tước đầu thai thường rất thích được xinh đẹp.

“Người chuyển thế vì để học tập”, số người này không nhiều, họ đa phần là người có tâm Bồ Tát, mang theo tâm mong muốn trở thành lương y, phát nguyện ở kiếp này có thể thể nghiệm được tâm sinh lý về bệnh ung thư. Loại người này tuyệt đối không bỏ qua bất kì cơ hội điều trị nào, họ dũng cảm đối đầu khiêu chiến ma bệnh, có thể tự biến mình thành vật thí nghiệm. “Sinh bệnh” chính là loại người đến thế gian chỉ với mong muốn học tập cũng như thể nghiệm các sự việc trọng yếu cần giải quyết.

Bốn: Khảo thí


Loại người chuyển thế này, phần lớn đều là “người đến từ thiên thượng”, họ thông thường đã tu được quả vị nhất định, bởi không có nợ nhân quả nên mới có thể thăng thiên, cũng vì không có nợ nhân quả nên khi đầu thai chuyển thế thì phải chuyển thành bào thai trong người vốn không có quan hệ, có ân báo ân, loại người này sau khi được sinh ra sẽ mang đến cho cha mẹ rất nhiều tài vận.

Cũng không nên nghĩ rằng, người trời khi hạ sinh sẽ không phải học tập, thực tế chuyển thế làm người thì mới có cơ hội đề cao tầng thứ. Điều này chính là cho thấy thân người là vô cùng trân quý, cuộc sống của người trong nhân thế kì thực chính là trường khảo thí đối với họ.

Vậy thì họ hạ xuống phàm trần để khảo thí điều gì? Nhờ công năng mà bà biết được rằng, đời người cái quan khảo nghiệm khó khăn nhất chính là “ải phu thê”. Kết hôn chính là bước vào cuộc khảo nghiệm. Mà ngay cả người đặc biệt hạ phàm để khảo nghiệm bản thân cũng khó mà vượt qua. Đặc biệt đối với bộ phận người đã hứa hẹn chuyện thành gia lập thất, ngoài ra những người đã kết hôn cũng phải đối diện với cuộc khảo nghiệm này.

Năm: Phục vụ


Trường hợp này lại càng đặc biệt hơn nữa, họ hạ xuống phàm trần chỉ vì mục đích phục vụ, họ không nhất định là người tu hành giỏi nhất, mà là muốn phối hợp với người trong nhân gian. Rất nhiều người trong họ không cùng tầng thứ nhưng là người được tuyển chọn, vì thế nhân mà hạ phàm phục vụ. Vậy nên tiền nhất định sẽ có đủ dùng, cho dù có trở thành chủ xí nghiệp lớn, tiền nếu chi tiêu quá tự do thoải mái gì cũng còn lại hữu hạn. Vậy nên, ông trời cũng lo rằng những người được phái tới để phụng sự thế nhân, sẽ bị ma quỷ lợi dụng rồi mê lạc mà quên mất nguyện vọng ban đầu.

Theo Tinh Hoa

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn
× +