Khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất, ngày trên hành tinh của chúng ta ngắn hơn một chút so với 24 giờ mà chúng ta biết ngày nay.
Theo một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thật này từ một nguồn tài nguyên đáng ngạc nhiên: vỏ sò cổ đại, có niên đại từ thời kỳ kỷ Phấn trắng muộn 70 triệu năm trước.
Vỏ nhuyễn thể hóa thạch thuộc về một nhóm được gọi là nghêu thô sơ. Chúng phát triển nhanh chóng và ghi lại cuộc sống của mình hàng ngày bằng các vòng sinh trưởng trong vỏ.Những con nghêu này được gọi là Torreites sanchezi một loài động vật thân mềm có vỏ.
Một ngày dài 23,5 giờ, một năm có 372 ngày
Theo quan sát trực quan và xét nghiệm hóa học, trong đó mỗi năm, tức là bốn mùa, lớp vỏ có tổng cộng 372 vòng (tương đương 372 ngày). Chúng khác hoàn toàn loài nghêu hiện đại có 365 vòng, tương đương 365 ngày mỗi năm.
Điều này có nghĩa độ dài mỗi ngày, hay còn gọi là tốc độ tự quay của Trái Đất đã thay đổi, từ 23,5 giờ lên 24 giờ như hiện tại.
Các loài hai mảnh sống cách đây 70 triệu năm (Ảnh: Internet) |
Thông qua việc lấy mẫu bằng laser tạo ra các lát vỏ, cho phép các nhà nghiên cứu có được số lượng chính xác của các vòng.Điều đó giúp họ biết có bao nhiêu ngày trong một năm, phân tích thời gian một ngày sẽ là bao lâu.
Nghiên cứu được Hiệp hội Địa vật lý Mỹ công bố trên tạp chí Paleooceanography and Paleoclimatology.
"Chúng tôi có khoảng bốn đến năm điểm dữ liệu mỗi ngày và đây là điều gần như không bao giờ có được trong lịch sử địa chất. Về cơ bản chúng ta có thể biết rõ một ngày 70 triệu năm trước trải qua như thế nào. Điều này thật tuyệt vời!", Niels de Winter, nhà hóa học phân tích tại Vrije Universiteit Brussel, đồng thời là tác giả nghiên cứu chính của đề tài cho biết.
Chúng ta đã biết từ lâu rằng một ngày củaTrái Đất kéo dài 24 giờ và điều đó không thay đổi vì chuyến đi của Trái Đất quanh Mặt Trời không khác nhau.
Tuy nhiên, nhờ lực hấp dẫn của Mặt Trăng, kéo theo thủy triều làm chậm tốc độ quay của Trái Đất mà ngày đã dài hơn, đương nhiên số ngày trong một năm sẽ rút ngắn đi.
Trong khi đó, khi mặt trăng tác dụng lên trên Trái Đất thì chính nó cũng bị cách khỏi Trái Đất mỗi năm khoảng 3,8 cm.
Các vỏ cổ cũng chứa thông tin về môi trường loài nghêu cổ này sinh sống. Dữ liệu vỏ cổ tiết lộ đại dương trong kỷ Phấn trắng 70 triệu năm trước ấm hơn hiện nay, đạt 40 độ C trong mùa hè và trên 30 độ C vào mùa đông.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ tối đa này đã đạt đến giới hạn đối với động vật thân mềm như nghêu. Chúng ưa thích nhiệt độ ấm hơn đại dương ngày nay.
Loài nghêu đặc biệt mà họ nghiên cứu đã sống hơn 9 năm, nằm dưới đáy biển nhiệt đới nông.Ngày nay, đây là vùng đất khô cằn ở Ô-man.Chúng có vẻ ngoài độc đáo, được mô tả giống như "cái ly cao với vỏ có hình dạng giống như bánh ngọt móng vuốt gấu".
Mặt cắt của loài nghêu cổ Torreites sanchezi (Ảnh: researchgate.net) |
Giống như hàu, nghêu phát triển mạnh trong môi trường rạn san hô.Và vào thời điểm đó, chúng cũng cùng san hô phát triển cùng nhau.
"Nghêu cổ là loại hai mảnh khá đặc biệt. Không có loài nào giống như nó sống ở thời điểm hiện tại. Đặc biệtvàocuối kỷ Phấn Trắng, hầu hết các rạn san hô trên thế giới đều là những loài vỏ hai mảnh này xây dựng. Vì vậy, chúng đóng vai trò đặt nền móng cho việc xây dựng hệ sinh thái san hô ngày nay.", Tiến sĩ de Winter nói.
Chúng thích ánh sáng Mặt trời. Vỏ của chúng phát triển nhanh hơn vào ban ngày để phản ứng với ánh sáng mặt trời.Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có nghĩa là giống như những con nghêu khổng lồ hiện đại được bao phủ trong tảo, những con nghêu cổ này cũng hỗ trợ một loài cộng sinh. Nhưng nghêu cổ này đã bị xóa sổ 66 triệu năm trước, giống như khủng long.
Dữ liệu thu thập được từ vỏ đã giúp các nhà nghiên cứu ghép lại các phần của quá khứ Trái Đất, cũng như sự tiến hóa của ngao.Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ nghiên cứu các hóa thạch cũ và tìm hiểu thêm về câu chuyện một ngày trong cuộc sống xa xôi của Trái Đất.
Theo Soha
Đăng nhận xét