Tiến hành xây dựng nhà cửa vào năm không được tuổi, gia chủ phải mượn tuổi của người khác để khởi công. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được rõ ràng các thủ tục khi mượn tuổi làm nhà. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ các thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi.
Vì sao làm nhà phải mượn tuổi?
ảnh minh họa |
Để hiểu rõ hơn về các thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi thì trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao làm nhà lại phải mượn tuổi? Người ta thường mượn tuổi làm nhà trong hai trường hợp:
- Một là gia chủ muốn tiến hành xây dựng nhà cửa nhưng lại không được tuổi trong năm đó, vì thế cần phải mượn tuổi của một người khác để mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
- Hai là trong gia đình không có người đàn ông nên phải mượn tuổi của người khác.
Sau khi thỏa thuận xong, người được mượn tuổi sẽ đứng ra thay gia chủ thực hiện một số nghi thức khi động thổ. Cho đến khi quá trình xây nhà hoàn tất hai bên sẽ thực hiện các thủ tục chuộc nhà.
Những thủ tục cần thiết khi mượn tuổi xây nhà
"Mượn tuổi làm nhà" mục đích chính là để quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, gia đình về sau cũng sẽ gặp được nhiều may mắn, thành công. Tuy nhiên, nếu như không tuân theo những thủ tục cần thiết khi mượn tuổi làm nhà thì rất có thể, gia chủ sẽ gặp phải nhiều bất lợi.
"Mượn tuổi làm nhà" đúng cách phải trải qua các thủ tục sau đây:
- Thứ 1: Chủ nhà cần phải tìm hiểu thận kỹ người để mượn tuổi. Nên mượn của những người thân quen trong nội tộc, không nên mượn tuổi của những người gia đình đang phải chịu tang.
- Thứ 2: Sau khi hai bên đã thỏa thuận, chủ nhà sẽ viết một tờ giấy bán đất cho người đó (giấy mang tính chất tương trưng) để dâng lên thần linh.
- Thứ 3: Trong lễ động thổ, người được mượn tuổi sẽ đóng vai trò là chủ nhà, thay mặt chủ nhà đứng ra làm lễ, khấn vái thần linh sau đó cuốc 5-7 cái vào hướng đẹp để động thổ. Trong lúc đó chủ nhà nên tránh mặt, đợi đến khi công việc xong xuôi có thể quay lại bình thường.
- Thứ 4: Ngoài ra trong mỗi lần đổ mái, người được mượn tuổi cũng cần phải thay mặt gia chủ làm lễ trước gia tiên, thần linh.
- Thứ 5: Sau khi quá trình xây dựng nhà cửa hoàn tất, gia chủ cần xem ngày nhập trạch và tiến hành thủ tục chuộc nhà.
Những thủ tục chuộc nhà mà gia chủ cần phải biết
*Chuẩn bị các vật dụng:
Một chiếc gương soi, chăn nệm, gạo, nước, bát nhang, bếp lửa (đang cháy)
*Những thủ tục chuộc nhà
Sau khi chuẩn bị những vật dụng cần thiết thì gia chủ cần phải tiến hành đầy đủ các thủ tục chuộc nhà sau:
- Bước 1: Nếu như một gia đình có đầy đủ các thành viên, vợ chồng con cái thì người vợ sẽ là người đầu tiên bước vào nhà, tay cầm theo gương soi vào trong nhà. Tiếp theo, gia chủ sẽ cầm bát nhang tổ tiên bước vào, các con sẽ đi đằng sau mang theo bếp lửa đang cháy, gạo, chăn đệm ...vào trong nhà. Đối với những gia đình không có đàn ông thì người vợ sẽ bưng bát nhang tổ tiên vào trước, các con đi theo sau.
- Bước 2: Chờ đến giờ hoàng đạo, gia chủ có thể mang những đồ vật quý giá như trang sức, tiền bạc, của cải cất vào tủ.
- Bước 3: Chuyển đồ đạc, vật dụng vào nhà. Sắp xếp tất cả gọn gàng rồi mới bắt đầu dâng hương làm lễ.
- Bước 4: Sửa sang lại các đồ đạc trong nhà. Tuy nhiên lưu ý rằng người tuổi Dần không nên phụ gia chủ dọn nhà, phụ nữ mang thai cũng nên tránh.
*Lưu ý:
- Khi bắt đầu làm lễ cúng, người được mượn tuổi vẫn sẽ thay chủ nhà dâng hương lên thần linh, khấn vái hoàn thành nhà mới. Sau đó, hai bên sẽ thương lượng, chủ nhà làm giấy mua nhà với giá cao hơn so với lúc đầu (giấy tượng trưng để dâng lên thần linh). Từ đó về sau, ngôi nhà sẽ mang tên của gia chủ, mọi thủ tục liên quan đến động thổ, cúng kiến sẽ không cần sự có mặt của người được mượn tuổi.
- Trên đây là toàn bộ những thủ tục về việc mượn tuổi xây nhà đến việc chuộc lại nhà. Hy vọng gia chủ sẽ tìm hiểu thật kỹ và tuân theo những thủ tục này để mang lại may mắn, thuận lợi về cho bản thân và gia đình của mình!
Theo Vansu.net
Đăng nhận xét