Khiêm nhường không phải nhu nhược, mà là 1 loại trí tuệ, 1 loại cốt cách, 1 loại cảnh giới

Tinh Hoa TV
Có câu “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu”, đây không hẳn là biểu hiện của một người dũng cảm. Thế gian này thực sự có những người vô cùng kiên cường với những gì sắp xảy ra, họ không tức giận dù gặp chuyện vô lý, những người như vậy dù có bị cưỡng ép đến thế nào, cũng không ai có thể lay động được ý chí của họ.

Thực ra hàm ý của điều này chính là với người mà gặp một chút xúc phạm liền nhảy cẫng lên, ngay lập tức muốn xắn tay áo lên đi tìm người ta xử lý, người này không phải là một người dũng cảm. 

Người dũng cảm thật sự chính là gặp chuyện không hốt hoảng, chịu tủi nhục lớn đến đâu cũng có thể khống chế được cảm xúc, mỉm cười và nhường bước. Đây không phải vì họ sợ hãi mà vì họ có tấm lòng rộng rãi, có học thức sâu rộng và chí hướng cao.

1. Nhường một bước là một loại trí tuệ


Cổ nhân nói: “Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Cả ngao và cò đều cắn vào đối phương, không ai chịu nhường ai, tranh nhau một hồi cuối cùng bị ngư ông bắt hết.

“Ngao cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. (Ảnh qua Iffun)

Điều này có thể hiểu là với một người không hiểu được sự nhường nhịn sẽ chẳng có lợi ích gì cho cả mình lẫn người, nếu cố chấp một mực giằng co mãi thì kết cục sẽ là đôi bên cùng chịu tổn thất.

Con người khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, thật ra không cần phải cố gắng quá sức. Có lúc chúng ta phải biết lùi một bước, nhường ba phần, hiểu được điều này thì cũng là đang bảo vệ chính bản thân mình.

Nhường một bước thực ra không phải là biểu hiện của sự nhu nhược, mà là một loại trí tuệ. Người có thể học được cách nhường nhịn tự khắc sẽ đạt được những gì mà bản thân đáng được.

2. Nhường một bước là một loại cốt cách


Có một câu chuyện xin nhận tội mà ai ai cũng biết, kể về Lận Tương Như được phong lên làm thượng khanh, chức vụ còn cao hơn cả lão tướng Liêm Pha. Lúc bấy giờ trong lòng Liêm Pha thấy không phục, tuyên bố nhất định phải khiến cho Lận Tương Như phải khó xử.

Lận Tương Như sau khi biết chuyện đã không gặp mặt Liêm Pha, trong triều thì luôn lấy cớ bệnh tật để không đi. Có một lần, khi Lận Tương Như ra khỏi cửa, nhìn thấy Liêm Pha ở phía xa, ông lập tức đổi hướng đi để tránh mặt. Môn khách của Lận Tương Như thấy khó hiểu bèn hỏi thì Lận Tương Như trả lời: “Nước Tần không dám mạo phạm chúng ta là vì nước Triệu có ta và Liêm Pha, nếu bọn ta tranh chấp nhau sẽ tạo cơ hội cho nước Tần”.

Nào ngờ Liêm Pha vô tình nghe được đoạn đối thoại ấy, trong lòng hổ thẹn, vác theo cành mận gai đến trước cửa xin nhận tội. Ông nói rằng: “Ta quả thật là một kẻ hèn mọn, không biết rằng thừa tướng lại bao dung độ lượng như vậy, vì thế ta đến để cảm tạ và nhận lỗi”.

Liêm Pha hổ thẹn vác theo cành mận gai đến trước cửa xin nhận tội với Lạn Tương Như. (Ảnh qua Sohu)

Tầm nhìn của Liêm Pha chỉ ở trên triều đình, trong mắt chỉ để tâm đến được mất và vinh nhục của một người. Nhưng tầm nhìn của Lạn Tương Như lại là cả một đất nước, trong mắt ông chỉ chứa đựng sự hưng suy và chìm nổi của một đất nước. Tầm nhìn của Lạn Tương Như càng lớn thì cốt cách cũng càng cao, đối mặt với sự gây hấn của Liêm Pha, ông tình nguyện nhường bước, nguyện thỏa hiệp.

Có thể thấy, hiểu được sự nhường nhịn là một loại cốt cách. Đứng trên lầu chỉ có thể nhìn rác dưới lầu; đứng trên đỉnh núi mới có thể nhìn thấy sông dài vạn lý. Cốt cách khác nhau, phong cảnh khác nhau, cách người đối xử với người cũng sẽ khác nhau.

3. Nhường nhịn là một loại cảnh giới


Nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, Dương Giáng có nói: “Ta không tranh với ai, và ai tranh với ta cũng không đáng”.

Mỉm cười lùi một bước không phải là sợ hãi. Cảnh giới một người càng cao thì càng hiểu được việc nhường nhịn, biết cung kính khiêm nhường, không tranh không chấp, tự mình đi trên con đường của chính mình.

Tô Thức sau khi bị giáng chức về Hoàng Châu, mở một khu đất ở Đông Pha, tự gọi là Đông Pha Cư Sĩ. Ban ngày ông trồng cấy mạ, tối đến thì đi dạo trong thành Hoàng Châu.

Tô Thức sau khi bị giáng chức về Hoàng Châu, mở một khu đất ở Đông Pha, tự gọi là Đông Pha Cư Sĩ. (Ảnh qua Thoibao)
Một hôm, ông đang dạo chơi ở trong thành thì có một tên say rượu tiến đến đụng phải. Người này toàn thân nồng nặc mùi rượu, chửi bới lung tung rồi bỏ đi. Tô Thức không những không để tâm, ngược lại còn nói: “Niềm vui chính mình không để người biết”.

Sự mài giũa ở Hoàng Châu đã làm cho Tô Thức thay đổi. Ông không còn chấp vào công danh, không cần những thứ bên ngoài để chứng minh bản thân. Ông cũng không quan tâm đến ánh mắt người khác, càng không quan tâm đến vinh nhục của một người. Thước đo bên ngoài không còn ý nghĩa gì với ông nữa. Trong lòng ông vô cùng ung dung, vì thế khi đối mặt với tranh chấp ông chỉ nở một nụ cười nhẹ.

Cổ nhân nói: “Người hay tranh chấp, trời sẽ tranh chấp; Người biết khiêm nhường, trời sẽ khiêm nhường”. Bước một bước không hẳn sẽ có thứ mình thích, nhưng lùi một bước chắc chắn tự tại ung dung. Hiểu được sự nhường nhịn, không phải là nhu nhược, mà là một loại trí tuệ, một loại cốt cách, một loại của cảnh giới.

Theo Secret China

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn
× +