Tôi hơn 30 năm qua vốn là con người của khoa học, phàm những gì không thể chứng minh hoặc chưa tự mình trải qua tôi chẳng bao giờ tin. Đơn giản nếu cái gì người ta nói ra tôi cũng tin ngay thì hóa ra mình là kẻ khờ. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tôi xin chia sẻ với các bạn về cái mà tôi hiện đang nghiên cứu: "KHOA HỌC TÂM LINH". Chúng ta cùng bắt đầu nhé:
Vấn đề số 1: ai trong chúng ta ít nhiều cũng biết về các lời tiên tri từ các nhà tiên tri vĩ đại như: chúa Jesu, đức phật Như Lai, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vanga, Edgar Cayce, Nostradamus... Câu hỏi đặt ra là tại sao các lời tiên tri hầu hết đều trở thành sự thực?
Vấn đề số 2: chúng ta người việt nam ai cũng ít nhiều đã có đôi lần đi xem bói. Thầy bói thường đọc được quá khứ và tương lai của chúng ta. Tại sao họ làm được điều này? Cuộc đời ta từ lúc sinh ra đến lúc mất đi chẳng lẽ đã được sắp đặt?
Vấn đề số 3: chúng ta hẳn ai cũng biết đến một vài bộ môn có hơi hướng khoa học đó là: tử vi, chỉ tay và tướng số. Tại sao xem tử vi có thể đọc được ra số mệnh của một người đúng đến 80%? Tại sao khoa tướng số có câu: nhìn mặt mà bắt hình dong. Người tốt, người xấu, tính cách của họ chỉ nhìn nhân tướng và khí chất mà có thể đoán biết được. Các cụ có câu tâm sinh tướng. Tâm tốt thì tướng đẹp, tâm ác thì tướng ác, tâm gian tướng gian. Tại sao lại như vậy?
Tổng hợp 1, 2, 3: vậy hẳn mỗi người sinh ra đã có số mệnh. Số mệnh của 8 tỉ người chính là số mệnh của toàn nhân loại. Từ trong sự loạn động của 8 tỉ con người mà các nhà tiên tri vẫn có thể dự đoán tương lai nhân loại một các vô cùng chuẩn xác đến vậy? Đó là bởi vì luật nhân quả chi phối số phận của mỗi sinh mệnh. Từ lúc sinh ra đến lúc mất đi một người chắc chắn phải đi từ điểm A đến B, C, D.X, Y, Z. Khi nhìn vào nhân quả của một người chúng ta có thể thấy các cột mốc sự kiện mà người đó sẽ phải trải qua trong đời. 8 tỉ con người với sự giao thoa nhân quả lẫn nhau dẫn đến các sự kiện bắt buộc sẽ xảy ra trên thế giới. Từ đó mà tương lai hình thành.
Tại sao lại như vậy? Theo quan điểm của đạo Phật luật nhân quả là một luật cơ bản trong vũ trụ của chúng ta. Gieo nhân nào gặt quả ấy. Có những nhân quả xảy ra ngay trong kiếp này, có những nhân quả kéo dài đến kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa. Cuộc đời của chúng ta ở kiếp này phụ thuộc vào nhân quả các kiếp trước.
Nếu đã tin vào nhân quả thì đương nhiên phải tin vào luân hồi. Vì có những việc chúng ta làm kiếp này nhưng chưa có cơ hội để trả nghiệp mà đã hết thọ nguyên thì sẽ được bảo lưu sang các kiếp sau.
Nếu đã tin vào luân hồi thì chúng ta phải nhìn thấy một sự thực là: Linh hồn thì bất tử. Tại sao linh hồn lại bất tử? Chúng ta cùng nhau quay về lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc của linh hồn.
Từ thủa hồng hoang khi vũ trụ chưa hình thành vẫn luôn có một sinh mệnh bất tử đó là thượng đế. Thượng đế là đấng toàn tri, toàn năng, toàn giác, đấng sáng tạo, là ông trời, là chúa, đấng sinh thành ra muôn loài vạn vật chúng sanh, vị cha già vĩ đại, đấng hằng hữu đời đời, không sinh cũng không diệt. Thượng đế khi nhận thức được sự hiện hữu của mình thì vũ trụ này vẫn chưa thành hình. Vì vũ trụ chưa thành hình nên chẳng có cái định nghĩa nào tồn tại hết. Ví dụ như thế nào là (sáng, tối), thế nào là (cao, thấp), thế nào là (yêu, ghét), thế nào là (buồn, vui)...
Đến thượng đế ở thời điểm đó cũng chẳng định nghĩa được bởi vì thượng đế cũng chưa thực sự trải qua những điều đó vì thượng đế chỉ có mỗi một mình trong không gian vũ trụ bao la. Cũng chẳng có ai để nói chuyện, chẳng có gì để khám phá, không có gì để tìm hiểu chỉ có tự trò chuyện với chính mình. Cuộc sống như vậy thì có gì thú vị? Tuy nhiên rất may thượng đế là đấng sáng tạo, ngài có mọi quyền năng và ngài bắt đầu hành trình sáng tạo của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ nhé: (Trích từ tứ đại pháp kinh cha giảng).
Vậy tóm lại chúng ta là các linh hồn được chiết thân ra từ thượng đế, linh hồn là bất tử, là thiêng liêng, là sinh mệnh ánh sáng, là quyền năng vô hạn, là giống với cha của mình (thượng đế). Tại sao chúng ta cứ phải trôi lăn trong luân hồi, chịu khổ vô lượng kiếp để làm gì? Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi như vậy? Các linh hồn ánh sáng vốn cùng 1 điểm xuất phát, là giống nhau về mặt tính chất, giống với cha của mình và có đầy đủ quyền năng như cha của mình. Chúng ta chỉ khác nhau là có linh hồn non trẻ và linh hồn già dặn, linh hồn tiến hóa và linh hồn tiến hóa hơn. Luật tự nhiên là luật tiến hóa. Vạn vật chúng sinh đều tiến hóa và linh hồn cũng vậy.
Linh hồn chúng ta tiến hóa như thế nào? Chúng ta bắt đầu hành trình sống của mình bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất (photon, phân tử, nguyên tử, electron...) rồi lên đến kim thạch, thảo mộc, cầm thú, động vật, động vật có trí khôn, làm người, thần, thánh, tiên, phật, đấng sáng tạo... Chúng ta dần dần trải qua các kiếp sống từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến văn minh, các giác quan cũng phát triển từ ít giác quan đến nhiều giác quan, từ thô đến vi tế, từ cảnh giới thấp đến cảnh giới cao, từ đơn chiều kích đến đa chiều kích.
Cuộc sống dần dần càng ngày càng trở nên phong phú, từ điển của chúng ta ngày một nhiều lên. Hiện tại chúng ta đang sống trong thế giới nhị nguyên, bao giờ cũng có 2 mặt của một vấn đề như là 2 mặt của đồng xu vậy. Sáng và tối, vui và buồn, nóng và lạnh, cao và thấp, mềm mại và thô ráp, thiện và ác, nhẹ và nặng, cứng và mềm, sướng và khổ, tự hào và tự ti, dũng cảm và hèn nhát, mạnh mẽ và yếu đuối, cao thượng và đớn hèn... Linh hồn trôi lăn trong luân hồi cũng chỉ để học và nhận biết các trạng thái cảm xúc của thân và tâm. Vì nếu không biết được cái này thì chẳng định nghĩa được cái kia.
Thế nên cuộc đời là các bài học. Khi chúng ta học các bài học chúng ta bị vướng vào nghiệp quả. Nay chúng ta làm người đau khổ mai người sẽ làm chúng ta đau khổ. Chúng ta gieo nhân lành chúng ta hái quả ngọt. Nhân gian có một hiện tượng là: "HỒI QUANG PHẢN CHIẾU" hiện tượng trước khi chết đi một người sẽ được nhìn lại toàn bộ hành trình của cuộc đời. Tại sao có hiện tượng này? Chúng ta sẽ được nhìn lại hành trình cuộc đời của mình. Trong đó là vô vàn các bài học, chúng ta nhận ra bao nhiêu bài học trong đó. Những bài học này đã học xong nhưng chúng ta liệu đã biết rút kinh nghiệm hay chưa? Chúng ta có cần học lại các bài học này ở những kiếp sau?
Cứ thế có những bài học chúng ta học mãi mà không thuộc. Chúng ta cứ học nữa, học mãi, học đến phát sợ vì những điều xấu chúng ta gây ra và bây giờ chúng ta phải gánh chịu. Đến khi chúng ta mệt mỏi với cuộc sống nhiều muộn phiền và đau đớn, chúng ta nhận ra và tin vào nhân quả, luân hồi, chúng ta thức tỉnh và nhận ra các bài học của mình. Chúng ta bắt đầu biết sống thiện lành, hoàn thiện đạo đức, nhân cách và chúng ta bắt đầu tiến hóa. Từ ngàn xưa đến nay Thượng đế đã không biết bao nhiêu lần cắt cử người xuống truyền đạo cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Các bạn cũng thấy có không biết bao nhiêu đạo được sinh ra ở khắp nơi trên thế giới và tất cả chánh đạo đều dạy con người hướng thiện, sống có đạo đức. Bởi vì chỉ có sống thiện lành, có đạo đức chúng ta mới có thể tiến hóa đi lên thành Thần, Thánh, Tiên, Phật, Đấng sáng tạo (Người có thể tạo ra cả 1 vũ trụ).
Thời nay kỳ tận thế đã đến. Tất cả những lời tiên tri đã nói về thời kỳ này, đó là những lời cảnh tỉnh đối với nhân loại, hãy tu tâm dưỡng tính. Luật trời vốn không có mắt, nhân quả nó tự vận hành. Không ai có thể thoát ra khỏi quy luật của nhân quả trừ những người đã thức tỉnh. Tại sao vậy? Các cụ có câu non sông dễ đổi bản tánh khó dời. Người thức tỉnh là người nhận ra bản chất chân thật của đời sống này. Quyết tâm, quyết chí tu tâm sửa tính thay đổi vận mệnh. Ấy gọi là nhân định thắng thiên tức vận mệnh của mình do mình định đoạt. Không có thần, phật tiên thánh nào quyết định hộ mình được, cũng không ai có thể can thiệp hoặc thay đổi cuộc đời mình ngoài chính mình. Đó là quyền tự do ý chí của mỗi người.
Quay lại vấn đề làm thế nào để có thể vượt qua được thời mạt kiếp (theo cách nói của đạo phật) hay kỳ tận thế (theo cách nói của đạo thiên chúa)? Việc đầu tiên cần phải nhắc lại về việc tại sao lại có thời kỳ này? Bởi vì thượng thiên để cho con người có quyền tự do ý chí, tự do phát triển. Số người có thể tự nhận thức hoặc quy thuận với đạo để học theo chánh pháp thì quá ít, những người vị kỷ phát triển cái tôi cá nhân lại quá nhiều nên người ác luôn nhiều hơn người thiện. Trái đất là trường học lớn để cho vạn linh học tập và tiến hóa. Mỗi linh hồn của chúng ta đã trôi lăn trong luân hồi mấy trăm ngàn năm qua. Tuy nhiên học mãi thì cũng đến lúc phải thi. Kỳ tận thế này chính là kỳ thi cuối cấp cho mỗi linh hồn. Đây là kỳ thi thứ 3 của các linh hồn trên hành tinh gọi là trái đất. Sau thời kỳ này sẽ là thời kỳ Bảo Bình hay còn gọi là Thượng ngươn Thánh Đức, tức là niết bàn chốn nhân gian, thiên đường chốn hạ giới. Thế giới mới với cuộc sống bất tử, phong phú và rực rỡ nhưng lại chỉ dành cho những người nào thi đậu. Những linh hồn nào thi rớt sẽ được đầu thai đến một hành tinh khác tương đồng với Trái đất của chúng ta để tiếp tục học hỏi tiến hóa và sẽ lại được thi thố sau một vài triệu năm hoặc có thể lâu hơn.
Như chúng ta đã biết Phật nếu còn nghiệp thì sẽ không thể lên được niết bàn. Thế giới mới là niết bàn chốn nhân gian, tức là những người còn nghiệp không thể tồn tại ở thế giới mới. Vấn đề của chúng ta cần làm là thanh lý hết nghiệp để vượt qua kỳ tận thế đang diễn ra này. Làm thế nào để thanh lý hết nghiệp? Tất nhiên bạn chẳng cần làm gì thì nghiệp nó cũng tự kéo đến vì thời nay là thời nhồi nghiệp. Ai cũng như ai, nghiệp bắt buộc phải trả hết. Nếu chưa trả hết mà đã bị nghiệp nó quật chết thì được đi đầu thai chỗ khác. Những người nghiệp nhẹ thì dễ (không có nghiệp sát). Người có nghiệp sát tức là nghiệp chắc chắn phải chết thì khá khó. Những người này phải lập công bồi đức, tu tâm sửa tính, tu thiền mỗi ngày, phải tụng kinh sám hối, phải phóng sinh, phải cúng dường, phải làm mọi cách để nghiệp sát nó nhẹ đi hoặc có thể tiêu trừ hoàn toàn là tốt nhất.
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu Sấm bất hủ như sau:
Nói thế để chúng ta thấy là lượng người được ở lại vốn rất ít. Mỗi chúng ta đều có vô lượng nghiệp đến từ vô lượng kiếp. Kỳ tận thế đang diễn ra và sẽ kéo dài 10 năm cho đến năm 2030. Những ai nhanh thì còn kịp, chậm thì cũng chớ nên than thân trách phận vì có kỳ tận thế thì có cơ cứu thế. Thượng thiên đã cho chúng ta không biết bao nhiêu lời tiên tri? Bao nhiêu "Chánh Pháp" hoằng truyền, bao nhiêu vĩ nhân rao giảng kêu gọi mọi người tu đi. Nhưng mấy ai buông bỏ được mà tu, mấy ai nghe ra, thậm chí còn quay ra phỉ báng. Vậy cơ hội tới mà không nắm bắt thì cũng không nên than thân trách phận. Cuộc đời vốn không dài. Sinh ra làm người đã là quý(chỉ con người mới có thể tu - Vì chốn này khổ đau buồn vui có đủ), sinh ra vào thời có chánh pháp để tu học càng quý, sinh ra vào thời kỳ chuyển đổi, lên level cả một hành tinh là chuyện 110 triệu năm mới có một lần. Nếu còn không biết trân quý thì cũng phí đi một kiếp làm người.
Xin được trích dẫn một câu nói của vị chân sư dành tặng các bạn:
Người thầy lớn nhất là người thầy trong tâm của chúng ta. Chúc các bạn sớm tìm được vị chân sư của mình
Vấn đề số 2: chúng ta người việt nam ai cũng ít nhiều đã có đôi lần đi xem bói. Thầy bói thường đọc được quá khứ và tương lai của chúng ta. Tại sao họ làm được điều này? Cuộc đời ta từ lúc sinh ra đến lúc mất đi chẳng lẽ đã được sắp đặt?
Vấn đề số 3: chúng ta hẳn ai cũng biết đến một vài bộ môn có hơi hướng khoa học đó là: tử vi, chỉ tay và tướng số. Tại sao xem tử vi có thể đọc được ra số mệnh của một người đúng đến 80%? Tại sao khoa tướng số có câu: nhìn mặt mà bắt hình dong. Người tốt, người xấu, tính cách của họ chỉ nhìn nhân tướng và khí chất mà có thể đoán biết được. Các cụ có câu tâm sinh tướng. Tâm tốt thì tướng đẹp, tâm ác thì tướng ác, tâm gian tướng gian. Tại sao lại như vậy?
Tổng hợp 1, 2, 3: vậy hẳn mỗi người sinh ra đã có số mệnh. Số mệnh của 8 tỉ người chính là số mệnh của toàn nhân loại. Từ trong sự loạn động của 8 tỉ con người mà các nhà tiên tri vẫn có thể dự đoán tương lai nhân loại một các vô cùng chuẩn xác đến vậy? Đó là bởi vì luật nhân quả chi phối số phận của mỗi sinh mệnh. Từ lúc sinh ra đến lúc mất đi một người chắc chắn phải đi từ điểm A đến B, C, D.X, Y, Z. Khi nhìn vào nhân quả của một người chúng ta có thể thấy các cột mốc sự kiện mà người đó sẽ phải trải qua trong đời. 8 tỉ con người với sự giao thoa nhân quả lẫn nhau dẫn đến các sự kiện bắt buộc sẽ xảy ra trên thế giới. Từ đó mà tương lai hình thành.
Tại sao lại như vậy? Theo quan điểm của đạo Phật luật nhân quả là một luật cơ bản trong vũ trụ của chúng ta. Gieo nhân nào gặt quả ấy. Có những nhân quả xảy ra ngay trong kiếp này, có những nhân quả kéo dài đến kiếp sau và nhiều kiếp sau nữa. Cuộc đời của chúng ta ở kiếp này phụ thuộc vào nhân quả các kiếp trước.
Nếu đã tin vào nhân quả thì đương nhiên phải tin vào luân hồi. Vì có những việc chúng ta làm kiếp này nhưng chưa có cơ hội để trả nghiệp mà đã hết thọ nguyên thì sẽ được bảo lưu sang các kiếp sau.
Nếu đã tin vào luân hồi thì chúng ta phải nhìn thấy một sự thực là: Linh hồn thì bất tử. Tại sao linh hồn lại bất tử? Chúng ta cùng nhau quay về lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc của linh hồn.
Từ thủa hồng hoang khi vũ trụ chưa hình thành vẫn luôn có một sinh mệnh bất tử đó là thượng đế. Thượng đế là đấng toàn tri, toàn năng, toàn giác, đấng sáng tạo, là ông trời, là chúa, đấng sinh thành ra muôn loài vạn vật chúng sanh, vị cha già vĩ đại, đấng hằng hữu đời đời, không sinh cũng không diệt. Thượng đế khi nhận thức được sự hiện hữu của mình thì vũ trụ này vẫn chưa thành hình. Vì vũ trụ chưa thành hình nên chẳng có cái định nghĩa nào tồn tại hết. Ví dụ như thế nào là (sáng, tối), thế nào là (cao, thấp), thế nào là (yêu, ghét), thế nào là (buồn, vui)...
Đến thượng đế ở thời điểm đó cũng chẳng định nghĩa được bởi vì thượng đế cũng chưa thực sự trải qua những điều đó vì thượng đế chỉ có mỗi một mình trong không gian vũ trụ bao la. Cũng chẳng có ai để nói chuyện, chẳng có gì để khám phá, không có gì để tìm hiểu chỉ có tự trò chuyện với chính mình. Cuộc sống như vậy thì có gì thú vị? Tuy nhiên rất may thượng đế là đấng sáng tạo, ngài có mọi quyền năng và ngài bắt đầu hành trình sáng tạo của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ nhé: (Trích từ tứ đại pháp kinh cha giảng).
Vũ trụ từ đâu mà có? Vật chất hình thành như thế nào? Nhỏ hơn nguyên tử là hạt tử (hạt điện tử âm, dương, trung hòa). Ngoài ra còn nhiều loại hạt tử nữa như Meson, Pi, Hadron, Nentri, Neutrino... tức là các hạt nhẹ, cực nhẹ hoặc là nặng, cực nặng khác. Dưới các hạt tử còn loại nào nhỏ hơn không? Chúng có đời sống không?
Sau đây, CHA sẽ lần lượt giảng giải cho các con thấu hiểu về vấn đề này hơn.
Các con ơi! Theo luật biến động tuần hoàn tiến hóa cấp, tức luật tiến hóa trong giới tự nhiên (ngoài ra, còn luật tiến hóa trong sinh giới, luật tiến hóa trong xã hội loài người, luật tiến hóa trong tư tưởng triết lý, ngôn ngữ, văn tự... và quan trọng nhất là luật tiến hóa về tâm linh, tức luật luân hồi nhơn quả của linh hồn...); vật chất tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhất dạng đến đa dạng. Nói chung, NHỮNG CÁI PHỨC TẠP VĨ ĐẠI NHẤT ĐỀU TỪ NHỮNG CÁI ĐƠN GIẢN TẾ VI NHẤT MÀ THÀNH, con!!!
Vũ trụ là cái vĩ đại, bao la, đa dạng, phức tạp nhất. Nhưng nó lại từ nguyên hạt đồng nhất mà ra cả (danh từ này có lẽ các con mới nghe lần đầu? CHA tạm giải thích sơ cho các con hiểu: NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT có nghĩa là hạt nhỏ nhất, nguyên vẹn, không thể phân chia nhỏ được nữa, bằng các lực hữu vi như: lực cơ học, lực điện học, lực trường điện từ, kể cả lực hạt nhân phóng xạ...)
NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT này tức là các hạt ánh sáng, có tên khoa học là Photon đó con! Ðó là viên gạch của cấu trúc vật chất, là nguyên lượng của khối lượng, là nguyên lượng của trường, là nguyên lượng của nhiệt. Ở khía cạnh "trường" nó là nguyên trường đồng nhất (tức là trường nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn nữa về mặt vật lý học).
Các loại hạt tử như điện tử âm (électron), điện tử dương (proton), trung hòa tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cũng đều hình thành từ nó (Photons).
Cho đến trên 100 loại nguyên tử khác ở địa cầu, hàng vạn loại phân tử ở trái đất, chí đến hàng ngàn loại nguyên tử trong vũ trụ, hàng triệu loại phân tử trong Càn Khôn, cũng đều từ NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT mà ra.
Ðiều đó có lẽ khó tưởng tượng nổi. Nhưng thực tế vẫn là thực tế thôi con! Kể cả kim thạch, thảo mộc, xác các loài cầm thú, điểu, ngư, loài người, cho đến vi trùng, vi khuẩn, các loài tế bào, nói chung tất cả những thứ gì ở cõi hữu vi này cũng đều từ một cấu trúc là NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT, tức Quang tử mà ra cả.
Bây giờ các con hãy nghe CHA giảng về cơ cấu vật chất và biến động vũ trụ, một vấn đề khá lý thú mà các nhà thiên văn học, vật lý học, hóa học xưa nay đã tốn không biết bao nhiêu công lao để đưa ra một lý thuyết thống nhất về vấn đề này, nhưng cũng chưa thấm vào đâu cả.
Vũ trụ là một tổng thể thống nhất, đó là một tập hợp bao gồm nhiều cấp quán hệ thống (các hệ chuyển động đều, tương đối với nhau). Các quán hệ thống cấp thấp quay chung quanh các quán hệ thống cấp cao, theo những quỹ đạo ngày càng nới rộng và rất phức tạp.
Khởi đầu, vũ trụ hình thành từ électron ở ngoại biên vũ trụ rơi về phối hợp với Proton ở gần trung tâm vũ trụ tạo thành nguyên tử Hydrogen, chúng cọ xát xoay trộn, ban đầu yếu, sau mạnh dần đến độ một vận tốc kinh hồn, nhiệt độ lên đến hàng trăm ngàn tỷ độ, thời bắt đầu bắn phá ra các đại thiên hệ. Khi dang ra xa các đại thiên hệ tiếp tục cọ xát xoay trộn, nhưng với hình thức yếu hơn, nhỏ hơn vũ trụ mẹ của chúng. Ðồng thời bắn phá ra các Thiên hệ, các Thiên hệ cũng tiếp tục như thế bắn phá ra các Thiên hà. Các Thiên hà bắn phá ra các khối nóng, co rút, xoay trộn, sau thành các vì sao (mặt trời chúng con là một trong những vì sao đó). Từ mặt trời, lúc còn là tinh vân nóng đỏ, bắn phá ra các khối tinh vân con, sau nguội dần thành các hành tinh (như địa cầu các con đang sống ngày nay). Các hành tinh lúc còn nóng, áp suất còn cao, nó vỡ ra thành các khối nhỏ hơn tạo thành vệ tinh (mặt trăng ngày nay).
Vệ tinh là một quán hệ thống cấp 1, quay quanh địa cầu là quán hệ thống cấp 2, địa cầu quay quanh mặt trời là quán hệ thống cấp 3, mặt trời quay quanh Thiên hà là quán hệ thống cấp 4, Thiên hà quay quanh Thiên hệ là quán hệ thống cấp 5, Thiên hệ quay quanh đại thiên hệ là quán hệ thống cấp 6, và cuối cùng đại thiên hệ quay quanh một trung tâm mà các con gọi là Vũ trụ, là quán hệ thống cấp 7, còn gọi là quán hệ thống Cái.
* Thiên hà, như ngân hà các con thường thấy, dòng sông bạc ban đêm, nằm vắt ngang trên bầu trời, là một tập hợp chứa hàng trăm tỷ ngôi sao.
* Thiên hệ, là một tập hợp bao gồm hàng nghìn tỷ Thiên hà.
* Ðại Thiên hệ, là tập hợp bao gồm nhiều triệu tỷ Thiên hệ.
* Vũ trụ, là một tập hợp bao gồm hàng tỷ tỷ Ðại Thiên Hệ.
Có lẽ các con thắc mắc rằng: Các âm điện tử (élec-tron) do đâu mà có? Ở ngoài biên vũ trụ, rơi vào phối hợp quay tít mù quanh dương điện tử (Proton), ở trung tâm vũ trụ để hình thành vũ trụ. Rồi các quán hệ thống càng ngày càng nới ra xa mãi hay sao?
Ðây các con hãy nghe CHA giảng tiếp:
Các quán hệ thống ngày càng nới rộng ra xa, song song với sự nới ra xa này, chúng bức xạ tức phát ra ánh sáng do sức đốt nóng bởi các phản ứng nhiệt hạch tâm trong ruột của các vì sao. Các hạt ánh sáng này khi ra khỏi vũ trụ chúng nó bị hấp dẫn trường cực mạnh của vũ trụ giữ chúng lại, làm cho chúng quay quanh vũ trụ. Tập hợp các Photons này ngày càng rời xa vũ trụ, vì trường hấp dẫn vũ trụ ngày càng yếu, do sức bức xạ hủy phá vật chất (tức các hạt tử) biến thành ánh sáng phóng ra ngoài vũ trụ, làm cho khối lượng vũ trụ càng lúc càng giảm dần.
Ðến một lúc nào đó, dần dần các vì sao yếu hẳn đi đến lụn tàn rồi tắt hẳn (do các phản ứng nhiệt hạch tâm đã cạn) kéo theo sự tắt hẳn các Thiên hệ. Sự tắt hẳn các Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của Ðại Thiên hệ. Sự tắt hẳn của các Ðại Thiên hệ kéo theo sự tắt hẳn của vũ trụ.
Lúc mà vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, thì sự gì sẽ xảy ra các con? Có lẽ các con nghĩ rằng: Vũ trụ chết luôn, Càn Khôn sụp đổ, không còn sự sống nữa, trần gian chỉ còn là cái xác không hồn, âm u lạnh lẽo trong giấc cô miên bất tận.
Không đâu các con! Các con quên rồi sao? Ðã có sinh thời có diệt, có thành thì có hoại, qua khỏi giai đoạn diệt hoại thời đến giai đoạn sinh thành.
Trước khi CHA nói qua giai đoạn sinh thành, làm cho vũ trụ sống lại, CHA sẽ làm cho các con hiểu về cơ cấu vật chất và sự hoạt động của chúng thì con mới hiểu được tại sao vũ trụ sống lại?
Theo trình độ hữu vi, nguyên hạt là CHẤT không định nghĩa được. Chúng có tính hấp dẫn, gọi là TRƯỜNG. Trường và chất là hai danh từ phân chia một dạng ra. Thực tế là Chất mang Trường. Trường là một đặc tính của Chất hay nói đúng hơn TRƯỜNG là CHẤT mà CHẤT cũng là TRƯỜNG, tách riêng Trường và Chất là đã xa lìa thực tại vật lý học.
Hàng triệu hạt nguyên trường đồng nhất này (Photons) tích tụ lại thành hạt âm điện tử (électron).
Hàng tỷ hạt nguyên trường đồng nhất này kết tụ lại thanh hạt dương điện tử (Photon).
Từ hai hạt này tương tác lẫn nhau thành Trung hòa tử (neutron). Rồi chúng tương tác phá hủy lẫn nhau để hình thành hàng trăm loại hạt tử, hàng nghìn loại nguyên tử, hàng triệu loại phân tử phân phối khắp cùng vũ trụ trong các quán hệ thống.
Do đâu mà quang tử tích tụ lại thành âm điện tử và dương điện tử để phối hợp thành nguyên tử Hydrogen và các loại nguyên tử khác?
Muốn hiểu được vấn đề này, các con nhớ lại là CHẤT có mang TRƯỜNG mà Trường thì có tính hấp dẫn, chính TRƯỜNG là nguyên nhân làm cho các nguyên hạt kết tụ lại thành các hạt tử đó con.
Chúng kết tụ lại theo nguyên tắc sau:
- Hai nội trường tương đương đẩy nhau.
- Hai nội trường chênh lệch hút nhau.
Thế nên âm điện tử gặp âm điện tử đẩy nhau, dương điện tử gặp dương điện tử đẩy nhau. Dương diện tử gặp âm điện tử hút nhau. Thực tế chúng hút nhau cả, chứ không đẩy nhau. Ðẩy nhau chỉ là hình thức khác của hút nhau mà thôi.
Ðể các con dễ hiểu chỗ này, CHA ví dụ cho các con tạm hình dung sự kiện như sau đây:
Hai người A và B kéo nhau bằng dây thì diễn tiến sẽ xảy ra như thế nào? Nó sẽ xảy ra các hiện tượng sau:
* Nếu A và B bằng sức nhau, thì không bao giờ A gần B được mà có khuynh hướng dang ra xa giống như đẩy nhau.
* Nếu B yếu sức hơn A, thời A kéo mạnh hơn, thu dây ngắn lại, làm cho B nhũi dần về A, giống như A hút B về mình.
* Nếu A và B quá mạnh, mạnh đến nỗi vượt quá sức chịu đựng của dây, thời dây đứt làm cho mỗi đứa mỗi ngã.
* Nếu A yếu sức hơn B, khi B thu hết chiều dài của dây, thời A và B dính sát lại với nhau, như nhập một khối.
Bởi thế, nên các hạt tử trùng tên NỘI TRƯỜNG TƯƠNG ÐƯƠNG NHAU không thể gần nhau được, có khuynh hướng đẩy nhau. Các hạt tử khác tên NỘI TRƯỜNG LỆCH NHAU có khuynh hướng hút nhau, làm cho chúng gần nhau được.
Bây giờ, CHA trở lại vấn đề, tại sao Vũ trụ sống lại, hoạt động lại như cũ?
Sau khi vũ trụ tắt hẳn, nguội lạnh, ở trạng thái này: nhiệt độ vũ trụ xuống đến 00T (0 độ tuyệt đối) nên trường hấp dẫn giữa các quán hệ thống tăng lên, có khuynh hướng hút nhau, khiến chúng đi lại gần nhau hơn. Sự kiện này các con thường thấy hằng ngày như hơi nước ở nhiệt độ lạnh, trường hấp dẫn chúng tăng hơn hút lại gần nhau thành chất lỏng, nước lỏng đun sôi tức gặp nhiệt độ cao, làm cho trường hấp dẫn tức sức hút giữa các các phân tử H2O yếu hơn làm cho chúng bốc thành hơi bay ra xa nhau và các chất khác cũng vậy: đồng, sắt, kẽm, chì... tuy cứng chắc như thế mà đến khi gặp nhiệt độ cao cũng nóng chảy lỏng, nếu gặp nhiệt độ quá cao thì bốc thành hơi. CHA nhắc lại, do trường hấp dẫn tăng dần khiến cho các quán hệ thống có khuynh hướng rơi vào nhau, từ cấp thấp đến cấp cao, ban đầu yếu, chậm, sau mạnh nhanh dần.
Các vệ tinh rơi về các hành tinh, các hành tinh rơi về mặt trời, các vì sao (lúc này tắt hẳn) rơi về trung tâm Thiên hà, các Thiên hà rơi về trung tâm Thiên hệ, các Thiên hệ rơi về trung tâm Ðại Thiên hệ, và cuối cùng các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm Vũ trụ. Cùng lúc đó, các hạt ánh sáng ở ngoại biên vũ trụ hấp dẫn kết tụ lại thành âm điện tử (do nhiệt độ qúa thấp dưới 00T làm cho chúng tích tụ lại dần dần thành hạt âm điện tử). Khi đó, gần trung tâm vũ trụ, các hạt ánh sáng kết tụ thành dương điện tử.
Trường hấp dẫn vũ trụ lúc này cực mạnh, làm cho các hạt âm điện tử thành lập ở ngoài biên rơi vào trung tâm vũ trụ lọt vào lực hấp dẫn của hạt điện dương quay tít mù tạo thành nguyên tử Hydrogen, hoặc trúng thẳng vào Proton để tạo thành hạt neutron, rồi tương tác lẫn nhau để tạo thành nhiều loại hạt khác.
Khi các Ðại Thiên Hệ rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn (nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần). À! CHA quên mất! Nếu bảo nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) cả trăm lần thì có vẻ phản khoa kọc quá, vì trái với học thuyết tương đối của Einstein, nhưng điều này chẳng có gì là phản khoa học cả con! Sau này, khi khoa học hữu vi tiến đến giai đoạn đó, thời những điều CHA giảng hôm nay sẽ thành hết sức khoa học.
CHA trở lại vấn đề vũ trụ, khi các đại thiên hệ hút rơi về trung tâm vũ trụ đến một vận tốc kinh hồn, nhanh hơn vận tốc ánh sáng cả trăm lần, xoáy trộn, cọ xát vào nhau tạo nên một nhiệt độ kinh khủng (hàng triệu tỷ độ) nhiệt độ vũ trụ lên quá sức cao nên áp suất tăng quá mạnh, chúng bắt đầu trở lại trạng thái hình thành vũ trụ như CHA đã giảng đoạn trước là bắn phá ra các quán hệ thống từ cao đến thấp. Vũ trụ bắn phá ra các Đại Thiên hệ, từ Đại Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hệ, từ Thiên hệ bắn phá ra các Thiên hà (CHA sẽ so sánh cho các con biết hiện giờ trình độ hữu vi khoa học ở cõi trần chỉ quan sát được một vùng nhỏ của Thiên hệ, tức vài ba nghìn triệu Thiên hà, trong số hàng nghìn nghìn triệu Thiên hà của Thiên hệ). Thiên hà bắn phá ra các vì sao, mặt trời (một trong các vì sao) bắn phá ra các hành tinh quay chung quanh. Hành tinh bắn phá ra các vệ tinh (như mặt trăng của các con).
Thế là vũ trụ đã bắt đầu chuyển mình, sinh động lên và hoạt động trở lại, tạo ra thế giới hữu vi, mà các con đang sống ngày nay.
Ðến đây, các con đã thấy cái Cực-thô-đại của vũ trụ bao la cũng như cái Cực-tế-vi của quang tử, tức NGUYÊN HẠT ÐỒNG NHẤT. Nhưng cũng có những con còn thắc mắc, không biết bên ngoài vũ trụ còn những gì nữa không? Trong ruột quang tử đặc hay rỗng? Có cái gì nhỏ hơn quang tử nữa hay không?
Còn chứ con! Bên ngoài vũ trụ các con còn có hằng hà sa số vũ trụ bạn đang biến động không ngừng theo chu kỳ như vũ trụ của các con vậy. Có cái nhỏ hơn vũ trụ các con, và cũng có cái to hơn nữa con!
Trong khi vũ trụ này đang hình thành, thì vũ trụ kia đi vào thời hoại diệt. Có cái thành, có cái trụ, có cái hoại, có cái không. Khi cái này đang sinh thời cái kia đang diệt; lúc cái nọ đang trụ, thời cái khác đang hoại v.v...
Chúng hoạt động theo chu kỳ (đời sống một chu kỳ của vũ trụ cả hàng ngàn tỷ năm), phình ra xộp vào như những hơi thở của Thượng Ðế vậy con!
Vũ trụ là những tế bào trong vô lượng tế bào hoạt động trong không gian vô biên, để hình thành siêu đại bản thể hữu vi của Thượng Ðế vậy con!
Thế nên CHA hằng hữu đời đời, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh với thời gian không gian vô tận vô cùng vô chung vô thỉ.
Còn trong ruột quang tử thì sao? CHA nhắc lại, hạt ánh sáng là nguyên hạt đồng nhất, nên không có lực hữu vi nào có thể hủy phá được, hủy hoại, phân tán chúng nhỏ ra được nữa, vì nó được Thượng Ðế dùng thần lực vô vi nung hợp từ hàng tỷ hạt ẨN TINH NGỌC mà thành.
Ẩn Tinh Ngọc lại có các cấu trúc phức tạp từ các loại khí trên cõi vô vi như: Thanh khí, Thượng thanh khí, Thái khí, Âm dương khí, Thiên khí. Các loại khí này do CHA dùng Đại thần lực vô vi (không thể nghĩ bàn) tinh luyện từ Tiên Thiên Khí ra.
TIÊN THIÊN KHÍ (Tổ Khí) tức HỔN NGƯƠN KHÍ còn gọi là KHÍ HẠO NHIÊN tức khí có trước khi vũ trụ càn khôn hình thành, và tồn tại mãi mãi cho đến sau khi càn khôn hủy diệt! Có mãi mãi hoài hoài, vô cùng đến nỗi thoát khỏi ý niệm CÓ và KHÔNG siêu việt trên cả danh từ lý luận của phàm trần.
Thế giới vô vi vô cùng tráng lệ, kỳ ảo, nhẹ nhàng, thanh thoát mà CHA chưa thể giảng ra cho các con hiểu được. Bài hữu vi, các con chưa học xong, chưa hiểu trọn, thời làm sao các con hiểu được bài vô vi? Là những thể vô hình, siêu linh mà các con chưa nghe thấy bao giờ (trừ một số con tu cao, xuất hồn ra khỏi xác dạo chơi để tìm hiểu về thế giới vô vi, tức Ðại Bản Thể vô vi mà cũng là Ðại Hồn Vũ Trụ, đại ngã, đại tinh quang, linh hồn CHA đó vậy!)
Nếu các con muốn nghe CHA giảng về thế giới vô vi, thì các con phải tinh tấn, siêng năng hành pháp, công phu luyện đạo, để tiến nhanh trên con đường giải thoát, tiến lên cảnh giới cao, để nghe CHA giảng về cơ cấu hoạt động của thế giới vô vi, bằng ngôn ngữ vô vi siêu thoát.
Vậy tóm lại chúng ta là các linh hồn được chiết thân ra từ thượng đế, linh hồn là bất tử, là thiêng liêng, là sinh mệnh ánh sáng, là quyền năng vô hạn, là giống với cha của mình (thượng đế). Tại sao chúng ta cứ phải trôi lăn trong luân hồi, chịu khổ vô lượng kiếp để làm gì? Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi như vậy? Các linh hồn ánh sáng vốn cùng 1 điểm xuất phát, là giống nhau về mặt tính chất, giống với cha của mình và có đầy đủ quyền năng như cha của mình. Chúng ta chỉ khác nhau là có linh hồn non trẻ và linh hồn già dặn, linh hồn tiến hóa và linh hồn tiến hóa hơn. Luật tự nhiên là luật tiến hóa. Vạn vật chúng sinh đều tiến hóa và linh hồn cũng vậy.
Linh hồn chúng ta tiến hóa như thế nào? Chúng ta bắt đầu hành trình sống của mình bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất (photon, phân tử, nguyên tử, electron...) rồi lên đến kim thạch, thảo mộc, cầm thú, động vật, động vật có trí khôn, làm người, thần, thánh, tiên, phật, đấng sáng tạo... Chúng ta dần dần trải qua các kiếp sống từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến văn minh, các giác quan cũng phát triển từ ít giác quan đến nhiều giác quan, từ thô đến vi tế, từ cảnh giới thấp đến cảnh giới cao, từ đơn chiều kích đến đa chiều kích.
Cuộc sống dần dần càng ngày càng trở nên phong phú, từ điển của chúng ta ngày một nhiều lên. Hiện tại chúng ta đang sống trong thế giới nhị nguyên, bao giờ cũng có 2 mặt của một vấn đề như là 2 mặt của đồng xu vậy. Sáng và tối, vui và buồn, nóng và lạnh, cao và thấp, mềm mại và thô ráp, thiện và ác, nhẹ và nặng, cứng và mềm, sướng và khổ, tự hào và tự ti, dũng cảm và hèn nhát, mạnh mẽ và yếu đuối, cao thượng và đớn hèn... Linh hồn trôi lăn trong luân hồi cũng chỉ để học và nhận biết các trạng thái cảm xúc của thân và tâm. Vì nếu không biết được cái này thì chẳng định nghĩa được cái kia.
Thế nên cuộc đời là các bài học. Khi chúng ta học các bài học chúng ta bị vướng vào nghiệp quả. Nay chúng ta làm người đau khổ mai người sẽ làm chúng ta đau khổ. Chúng ta gieo nhân lành chúng ta hái quả ngọt. Nhân gian có một hiện tượng là: "HỒI QUANG PHẢN CHIẾU" hiện tượng trước khi chết đi một người sẽ được nhìn lại toàn bộ hành trình của cuộc đời. Tại sao có hiện tượng này? Chúng ta sẽ được nhìn lại hành trình cuộc đời của mình. Trong đó là vô vàn các bài học, chúng ta nhận ra bao nhiêu bài học trong đó. Những bài học này đã học xong nhưng chúng ta liệu đã biết rút kinh nghiệm hay chưa? Chúng ta có cần học lại các bài học này ở những kiếp sau?
Cứ thế có những bài học chúng ta học mãi mà không thuộc. Chúng ta cứ học nữa, học mãi, học đến phát sợ vì những điều xấu chúng ta gây ra và bây giờ chúng ta phải gánh chịu. Đến khi chúng ta mệt mỏi với cuộc sống nhiều muộn phiền và đau đớn, chúng ta nhận ra và tin vào nhân quả, luân hồi, chúng ta thức tỉnh và nhận ra các bài học của mình. Chúng ta bắt đầu biết sống thiện lành, hoàn thiện đạo đức, nhân cách và chúng ta bắt đầu tiến hóa. Từ ngàn xưa đến nay Thượng đế đã không biết bao nhiêu lần cắt cử người xuống truyền đạo cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Các bạn cũng thấy có không biết bao nhiêu đạo được sinh ra ở khắp nơi trên thế giới và tất cả chánh đạo đều dạy con người hướng thiện, sống có đạo đức. Bởi vì chỉ có sống thiện lành, có đạo đức chúng ta mới có thể tiến hóa đi lên thành Thần, Thánh, Tiên, Phật, Đấng sáng tạo (Người có thể tạo ra cả 1 vũ trụ).
Thời nay kỳ tận thế đã đến. Tất cả những lời tiên tri đã nói về thời kỳ này, đó là những lời cảnh tỉnh đối với nhân loại, hãy tu tâm dưỡng tính. Luật trời vốn không có mắt, nhân quả nó tự vận hành. Không ai có thể thoát ra khỏi quy luật của nhân quả trừ những người đã thức tỉnh. Tại sao vậy? Các cụ có câu non sông dễ đổi bản tánh khó dời. Người thức tỉnh là người nhận ra bản chất chân thật của đời sống này. Quyết tâm, quyết chí tu tâm sửa tính thay đổi vận mệnh. Ấy gọi là nhân định thắng thiên tức vận mệnh của mình do mình định đoạt. Không có thần, phật tiên thánh nào quyết định hộ mình được, cũng không ai có thể can thiệp hoặc thay đổi cuộc đời mình ngoài chính mình. Đó là quyền tự do ý chí của mỗi người.
Quay lại vấn đề làm thế nào để có thể vượt qua được thời mạt kiếp (theo cách nói của đạo phật) hay kỳ tận thế (theo cách nói của đạo thiên chúa)? Việc đầu tiên cần phải nhắc lại về việc tại sao lại có thời kỳ này? Bởi vì thượng thiên để cho con người có quyền tự do ý chí, tự do phát triển. Số người có thể tự nhận thức hoặc quy thuận với đạo để học theo chánh pháp thì quá ít, những người vị kỷ phát triển cái tôi cá nhân lại quá nhiều nên người ác luôn nhiều hơn người thiện. Trái đất là trường học lớn để cho vạn linh học tập và tiến hóa. Mỗi linh hồn của chúng ta đã trôi lăn trong luân hồi mấy trăm ngàn năm qua. Tuy nhiên học mãi thì cũng đến lúc phải thi. Kỳ tận thế này chính là kỳ thi cuối cấp cho mỗi linh hồn. Đây là kỳ thi thứ 3 của các linh hồn trên hành tinh gọi là trái đất. Sau thời kỳ này sẽ là thời kỳ Bảo Bình hay còn gọi là Thượng ngươn Thánh Đức, tức là niết bàn chốn nhân gian, thiên đường chốn hạ giới. Thế giới mới với cuộc sống bất tử, phong phú và rực rỡ nhưng lại chỉ dành cho những người nào thi đậu. Những linh hồn nào thi rớt sẽ được đầu thai đến một hành tinh khác tương đồng với Trái đất của chúng ta để tiếp tục học hỏi tiến hóa và sẽ lại được thi thố sau một vài triệu năm hoặc có thể lâu hơn.
Như chúng ta đã biết Phật nếu còn nghiệp thì sẽ không thể lên được niết bàn. Thế giới mới là niết bàn chốn nhân gian, tức là những người còn nghiệp không thể tồn tại ở thế giới mới. Vấn đề của chúng ta cần làm là thanh lý hết nghiệp để vượt qua kỳ tận thế đang diễn ra này. Làm thế nào để thanh lý hết nghiệp? Tất nhiên bạn chẳng cần làm gì thì nghiệp nó cũng tự kéo đến vì thời nay là thời nhồi nghiệp. Ai cũng như ai, nghiệp bắt buộc phải trả hết. Nếu chưa trả hết mà đã bị nghiệp nó quật chết thì được đi đầu thai chỗ khác. Những người nghiệp nhẹ thì dễ (không có nghiệp sát). Người có nghiệp sát tức là nghiệp chắc chắn phải chết thì khá khó. Những người này phải lập công bồi đức, tu tâm sửa tính, tu thiền mỗi ngày, phải tụng kinh sám hối, phải phóng sinh, phải cúng dường, phải làm mọi cách để nghiệp sát nó nhẹ đi hoặc có thể tiêu trừ hoàn toàn là tốt nhất.
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu Sấm bất hủ như sau:
"Mười phần chết bảy còn ba
Chết hai còn một mới ra thái bình"
Xin được trích dẫn một câu nói của vị chân sư dành tặng các bạn:
"Không cần thêm gì, chỉ cần bớt đi
Không cần học gì, chỉ cần nhớ lại
Không cần đi đâu, chỉ cần trở về"
Người thầy lớn nhất là người thầy trong tâm của chúng ta. Chúc các bạn sớm tìm được vị chân sư của mình
NGUYỆN CHO THẾ GIỚI ĐƯỢC BÌNH AN
NGUYỆN CHO MỌI CHÚNG SINH ĐƯỢC AN LẠC, HẠNH PHÚC
NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY HỒI HƯỚNG CHO THẬP PHƯƠNG PHÁP GIỚI CHÚNG SANH
Hoàng Nhật Minh
Đăng nhận xét