Tiến sĩ Brian L. Weiss sinh năm 1944, tốt nghiệp Đại học Yale và Đại học Columbia. Ông là một bác sĩ được đào tạo chính quy, một giáo sư tâm lý học có thẩm quyền, bác sĩ trưởng và từng là một người vô thần kiên định. Nhưng tình cờ, ông đã dấn thân vào con đường khám phá mà ông cho là khoa học hơn – thông qua thôi miên nhìn lại tiền kiếp, để hiểu nhân quả và nắm bắt nhân sinh.
Tiến sĩ Brian L. Weiss. (Ảnh qua Sgo48)
Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ có nhiều thiên tai nhân họa, nhưng chưa xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Ngày càng có nhiều thứ độc hại, dân số quá đông, ô nhiễm, Trái Đất nóng lên, nhưng con người vẫn sống.
Trong giai đoạn thứ hai, “thời kỳ đen tối” bắt đầu đến, bóng tối có thể cần thiết cho sự thanh lọc. Nhưng chúng ta sẽ thấy mọi người chết trên quy mô lớn, chỉ một số người có thể sống sót. Chúng ta có thể không còn ở trên Trái Đất nữa, và một số người trong chúng ta có thể chuyển sinh ở những không gian và thế giới khác.
Sau đó đến giai đoạn thứ ba, và khi giai đoạn đó đến, mọi thứ đều tươi đẹp, chất phác, vạn vật sinh cơ bừng bừng, thế giới trở thành một vùng đất hòa bình. Sau khi vượt qua những đám mây đen, con người có thể nhìn thấy ánh sáng vô song và cảm nhận được sự bình yên.
Trong các buổi thôi miên trị liệu với hàng ngàn bệnh nhân, Tiến sĩ Weiss đã phát hiện ra rằng mọi linh hồn đều bất tử. Trái Đất giống như một lớp học hỗn loạn, nơi các linh hồn đủ loại chuyển sinh diễn hóa, mục đích là vì tìm tới tín ngưỡng, học được sự nhân từ, nhờ đó vượt qua sợ hãi và tức giận.
Kiếp trước, kiếp này, và kiếp sau giống như một dòng sông với những diện mạo khác nhau. Nỗi đau đè nặng của kiếp trước là rắc rối và bài học của kiếp này. Kiếp sau đầy rẫy cơ hội, nhưng rẽ vào một nhánh sông quanh co? hay vào đại dương tĩnh lặng? mọi thứ, phụ thuộc vào sự lựa chọn ở thời điểm hiện tại của mỗi chúng ta.
Ở cuối cuốn sách ‘Một linh hồn, nhiều thân thể’ đã xuất bản của mình, Tiến sĩ Weiss đã viết: “Thời thế thay đổi, tôi nghĩ rằng khi có nhiều người khao khát và theo đuổi một thế giới hòa bình chất phác, thế giới đó sẽ đến. Để làm được điều này, mỗi chúng ta phải ghi nhớ: Chúng ta ở đây là vì một sinh mệnh vĩnh cửu, nhưng tiếc thay có quá nhiều người không biết điều này, hoặc giữa những công việc hàng ngày, họ đã quên mất lý do tại sao họ sống trên thế giới này.”
Đăng nhận xét